CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN HỘI THI "TUYÊN TRUYỀN VIÊN PHÁP LUẬT" NĂM 2014
 

CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN

PHẦN THI LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI

Câu hỏi 1: Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật quy định về quyền được thông tin về pháp luật và trách nhiệm tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân như thế nào?

A. Công dân có quyền được thông tin về pháp luật và có trách nhiệm chủ động tìm hiểu, học tập pháp luật.

B. Nhà nước bảo đảm, tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền được thông tin về pháp luật.

C. Cả 02 phương án A và B.

* Đáp án: C (Điều 2, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật)

Câu hỏi 2: Các nguyên tắc phổ biến, giáo dục pháp luật, bao gồm:

A. Chính xác, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, thiết thực; kịp thời, thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, phù hợp với nhu cầu, lứa tuổi, trình độ của đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật và truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc.

B. Gắn với việc thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh của đất nước, của địa phương và đời sống hằng ngày của người dân; phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan, tổ chức, gia đình và xã hội.

C. Cả 02 phương án A và B.

* Đáp án: C (Điều 5, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật)

Câu hỏi 3: Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày:

A. Ngày 28 tháng 8 hằng năm.

B. Ngày 09 tháng 11 hằng năm.

C. Ngày 20 tháng 6 hằng năm.

* Đáp án: B (Điều 8 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật)

Câu hỏi 4: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động?

A. Khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng; sa thải

B. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng; cách chức; sa thải

C. Khiển trách; kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng; cách chức; sa thải

D. Khiển trách, cách chức, sa thải

* Đáp án: C (Điều 125 Bộ luật Lao động)

Câu hỏi 5: Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp nào sau đây?

A. Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

B. Bản thân kết hôn; con kết hôn; Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết.

C. Bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

* Đáp án: B (Khoản 1 Điều 116, Bộ luật Lao động)

Câu hỏi 6: Những quy định nào bị cấm khi xử lý kỷ luật lao động

A. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động;

B. Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động

C. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm được quy định trong nội quy lao  động.

* Đáp án: A, B (Khoản 1, 2 Điều 128, Bộ luật Lao động)

Câu hỏi 7: Những hành vi nào sau đây người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động?

A. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động

B. Yêu cầu người lao động cam kết làm việc có thời hạn với người sử dụng lao động

C. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

* Đáp án: A, C (Khoản 1, 2  Điều 20 Bộ luật Lao động)

Câu hỏi 8: Luật Công đoàn 2012 đã quy định mức và căn cứ để trích nộp kinh phí công đoàn như thế nào?

A. Cơ quan hành chính sự nghiệp thực hiện trích nộp kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp lương

B. Các doanh nghiệp trích, nộp kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động và các khoản phụ cấp lương

C. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn bằng 2% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động

* Đáp án: C (Khoản 2, Điều 26 Luật Công đoàn)

Câu hỏi 9: Cán bộ công đoàn không chuyên trách được luật Công đoàn 2012 quy định như thế nào?

A. Là người được Đại hội công đoàn bầu ra.

B. Là người được Ban chấp hành công đoàn chỉ định, bổ nhiệm.

C. Là người  được Ban chấp hành công đoàn chỉ  định, bổ nhiệm vào chức danh từ Tổ trưởng công đoàn trở lên. 

D.  Là người làm việc kiêm nhiệm được Đại hội công đoàn, Hội nghị công đoàn các cấp bầu ra hoặc được Ban chấp hành công đoàn chỉ định, bổ nhiệm vào chức danh từ Tổ phó tổ công đoàn trở lên.

* Đáp án: D (Khoản 5 Điều 4, Luật Công đoàn 2012)

Câu hỏi 10: Công đoàn đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ?

A. Là quyền của công đoàn

B. Là trách nhiệm của công đoàn

C. Là chức năng của công đoàn

D. Cả 3 phương án trên

* Đáp án: D (Điều 10, Luật Công đoàn 2012 và Điều lệ Công đoàn Việt Nam)

Câu hỏi 11: Trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, người lao động hoặc người sử dụng lao động có phải đóng BHXH không?

A. Người lao động phải đóng;

B. Người sử dụng lao động phải đóng;

C. Cả người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH.

* Đáp án: C (Khoản 2 Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006)

Câu hỏi 12: Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi đủ các điều kiện nào sau đây?

A. Suy giảm khả năng lao động từ 2% trở lên do bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

B. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

C. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc.

* Đáp án: B (Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006)

Câu hỏi 13: Người tham gia BHXH bắt buộc được hưởng chế độ ốm đau trong trường hợp nào dưới đây?

A. Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế;

B. Bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu;

C. Có con trên 7 tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và có xác nhận của cơ sở y tế.

* Đáp án: A (Khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006)

Câu hỏi 14: Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia BHXH, thì thời gian nghỉ việc để chăm sóc khi con dưới 7 tuổi bị ốm được quy định như thế nào?

A. Chỉ có người mẹ mới được nghỉ

B. Chỉ có người cha mới được nghỉ.

C. Nếu một người đã hết thời hạn hưởng chế độ mà con vẫn ốm đau thì người kia được hưởng theo chế độ quy định

* Đáp án: C (Khoản 2 Điều 24 luật Bảo hiểm xã hội năm 2006)

Câu hỏi 15: Người lao động được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong trường hợp nào sau đây?

A. Sau thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản

B. Sau thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản mà sức khỏe còn yếu

C. Sau thời gian điều trị ổn định thương tật do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

* Đáp án: B (Khoản 1 Điều 26 và Khoản 1 Điều 37 luật Bảo hiểm xã hội năm 2006)

Câu hỏi 16: Đối tượng được cấp thẻ BHYT do tổ chức BHXH đóng trong các trường hợp sau đây?

A. Đang làm việc

B. Được hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng.

C. Đang hưởng trợ cấp thất nghiệp

* Đáp án: B, C ( ..............................................)

Câu hỏi 17: Người tham gia giao thông phải chấp hành quy tắc nào dưới đây?

A. Phải đi bên phải của đường đi, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành biển báo hiệu đường bộ; xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe phải thắt dây an toàn.

B. Phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy đinh và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ; xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.

C. Phải đi bên phải phần đường quy định; xe ô tô có trang bị dây an toàn thì mọi người trong xe ô tô phải thắt dây an toàn

* Đáp án: B (Khoản 1, Khoản 2 Điều 9, Luật Giao thông đường bộ năm 2008)

 

Câu hỏi 18: Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá bao nhiêu thì bị cấm?

A. Nồng độ cồn vượt quá 40 miligam/ 100 mililit máu hoặc 0,15 miligam/ 1 lít khí thở

B. Nồng độ cồn vượt quá 45 miligam/ 100 mililit máu hoặc 0,20 miligam/ 1 lít khí thở

C. Nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/ 100 mililit máu hoặc 0,25 miligam/ 1 lít khí thở

* Đáp án: C (Khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008)

Câu hỏi 19: Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, người điều khiển phương tiện phải nhường đường như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

A. Phải nhường đường cho xe đi đến từ phía bên phải.

B. Xe báo hiệu xin đường trước cho xe đó được đi trước.

C. Phải nhường đường cho xe đi đến từ bên trái

* Đáp án: A (Khoản 1, Điều 24, Luật GTĐB năm 2008)

Câu hỏi 20: Khi điều khiển xe từ đường phụ ra đường chính, bạn chọn phương án xử lý nào trong số các phương án sau đây để chấp hành đúng Luật Giao thông đường bộ?

A. Nhường đường cho xe đi trên đường chính từ bất cứ hướng nào

B. Nhường đường cho xe đi trên đường chính từ phía bên phải

C. Nhường đường cho xe đi trên đường chính từ phía bên trái

* Đáp án: A (Khoản 3, Điều 24, Luật GTĐB năm 2008)