Thông báo và thư mời Tham gia hội thảo (Số 2)
 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

Số:  1455   /ĐHSPHN-KHCN

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2015

 

THÔNG BÁO VÀ THƯ MỜI THAM GIA HỘI THẢO (Số 2)

 “Đổi mới nghiên cứu và dạy học Ngữ văn ở các trường Sư phạm”

 

Kính gửi: - Các Trường ĐH – CĐ, các Viện Nghiên cứu

      - Các nhà khoa học và quản lí giáo dục

     Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của hội nghị Trung ương khoá XI về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, đáp ứng những đòi hỏi mới từ thực tiễn nghiên cứu và dạy học Ngữ văn; Trường ĐHSP Hà Nội được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao chủ trì tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc: “Đổi mới nghiên cứu và dạy học Ngữ văn ở các trường Sư phạm”. Trường ĐHSP Hà Nội đã mời Trường Đại học Tân Trào - Tuyên Quang tham gia phối hợp trong việc tổ chức và xuất bản Kỉ yếu Hội thảo.

     Đến nay, Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được đăng kí và bài viết tham gia của trên 50 nhà khoa học và quản lí giáo dục. Để chất lượng Hội thảo đạt kết quả cao nhất, Ban tổ chức xin gửi tới Quý Trường Thông báo số 2, cập nhật về nội dung và tổ chức của Hội thảo.

     Đề dẫn

     Bối cảnh mới của một thời đại bùng nổ thông tin, toàn cầu hóa và đa văn hóa cùng với phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ đang đặt ra những yêu cầu mới đối với việc nghiên cứu và dạy học Ngữ văn trong nhà trường.

     Về nghiên cứu: Đó là yêu cầu về sự nắm bắt, tiếp biến, vận dụng những lý thuyết mới vào thực tiễn giáo dục của Việt Nam; gắn kết nội dung nghiên cứu với định hướng nghề nghiệp cho sinh viên nhằm đáp ứng những đòi hỏi của một xã hội đang có nhiều biến đổi.

     Về dạy học: Trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh mục tiêu cung cấp tri thức về văn học, ngôn ngữ và văn hóa, bồi dưỡng tâm hồn cho học sinh, dạy học ngữ văn còn phải hướng đến phát triển các năng lực của người học. Hệ thống giáo trình, phương pháp dạy học và đánh giá hiện hành tại các trường sư phạm thường dồn trọng tâm vào trang bị kiến thức mà chưa chú ý đúng mức đến mục tiêu phát triển năng lực dạy học ngữ văn cho người giáo viên tương lai. Vì thế, để có thể đổi mới toàn diện môn học Ngữ văn, cần có một giải pháp tổng thể trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, từ chương trình, giáo trình đến phương pháp dạy học và đánh giá cũng như cách thức triển khai.

     1. Mục tiêu Hội thảo

     Hội thảo hướng tới mục tiêu nhận diện những xu hướng mới trong nghiên cứu và giảng dạy Ngữ văn trên thế giới, thực trạng dạy học ở các trường Sư phạm Việt Nam, từ đó đặt ra những giải pháp đổi mới nghiên cứu và dạy học Ngữ văn phù hợp với yêu cầu mới của xã hội.

     2. Nội dung Hội thảo

     Hội thảo tập trung vào những chủ đề chính sau:

1) Giới thiệu những khuynh hướng lý thuyết văn học, văn hóa, ngôn ngữ, sư phạm mới và khả năng vận dụng vào thực tiễn Việt Nam.

2) Nhận thức lại triết lý, đặc trưng dạy học Ngữ văn trong bối cảnh hệ hình tư duy của nhân loại và thực tiễn của đời sống đang đặt ra những vấn đề mới.

3) Thảo luận về:

            - Những vấn đề nghiên cứu ngôn ngữ, văn học, phương pháp dạy học ngữ văn... đang cần những kiến giải mới.

       - Đổi mới mục tiêu và chương trình đào tạo giáo viên Ngữ Văn hướng đến mục tiêu  phát triển các năng lực nghề nghiệp cho sinh viên; gia tăng tính đối thoại, tính can dự, tính nhân văn, tính giáo dục của chương trình.

       - Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa vai trò của người học, gia tăng thời lượng, phương thức thực hành...

       - Đổi mới đánh giá theo hướng chú trọng năng lực tổng hợp của sinh viên (sự am hiểu kiến thức, khả năng tư duy, năng lực sư phạm...)

       - Đổi mới nội dung và hình thức thực hành, thực tập sư phạm theo hướng trang bị cho sinh viên các kĩ năng mềm; gia tăng sự liên kết giữa trường sư phạm và các trường phổ thông, các hoạt động giáo dục của cộng đồng.

      - Đổi mới công tác bồi dưỡng, đào tạo lại giáo viên Ngữ Văn cho các trường phổ thông.

     3.Thành phần tham d

           - Các nhà khoa học, nhà giáo dục, nhà quản lí trong nước và quốc tế.

     4. Thời gian và địa điểm tổ chức

          - Thời gian: Dự kiến ngày 15 - 18 tháng 12 năm 2015

          - Địa điểm: Hội trường B1, Giảng đường B, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

                        (Số 136 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy Hà Nội)

     5. Đăng kí tham dự và thể lệ gửi bài

         - Quy cách và thể lệ bài viết: Bài báo được viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh, chưa từng được công bố trên sách, báo và các tạp chí khác. Bài viết không quá 10 trang A4, được định dạng như sau: Lề trái: 3cm, lề phải: 2,5 cm, lề trên: 2cm, lề dưới: 2cm; font chữ Times New Roman, tiêu đề viết hoa, cỡ chữ 11, nội dung cỡ chữ 14; giãn dòng 1,2. Dưới tên tác giả ghi rõ các thông tin: Cơ quan công tác, địa chỉ email, điện thoại. Tài liệu tham khảo được trình bày theo thứ tự: Tên tác giả, năm xuất bản, tên bài (để trong ngoặc kép), tên tạp chí hoặc sách (in nghiêng), tập, số, trang.

        - Hạn cuối gửi đăng kí và báo cáo tóm tắt:  15/ 11/ 2015

        - Hạn cuối gửi báo cáo toàn văn: 25/ 11/ 2015

     Những bài báo khoa học đáp ứng yêu cầu của Ban biên tập sẽ được đăng trong Kỉ yếu hội thảo, có mã số xuất bản.

     6. Địa chỉ gửi bài:  doimoinguvan@gmail.com

     7. Hỗ trợ thông tin

     Chi tiết xin liên hệ Bộ phận thường trực của Ban tổ chức Hội thảo:

            PGS.TS Hà Văn Minh: 0912.129.397 (ĐHSP HN)

            TS. Trần Văn Toàn: 0962.360.111 (ĐHSP HN)

            TS. Nguyễn Ngọc Minh: 0912.761.801 (ĐHSP HN)

            TS. Vũ Quỳnh Loan: 0976. 397888 (ĐH Tân Trào – Tuyên Quang)

     Ban tổ chức trân trọng kính mời các nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục, các nhà giáo đăng ký, tham dự viết bài và báo cáo tại Hội thảo.                         

 

 

  HIỆU TRƯỞNG

KT. HIỆU TRƯỞNG

Phó Hiệu trưởng

(đã kí, đóng dấu)

GS.TS Đỗ Việt Hùng