Vì sao ngành Dược luôn trong tình trạng “khát” nhân lực?
 
Xã hội càng phát triển nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe; mức độ sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ y tế, đặc biệt là các dịch vụ y tế chất lượng cao của người dân càng lớn. Đây là những nhân tố cơ bản dẫn đến sự phát triển tất yếu của ngành Dược ở Việt Nam, mang đến cơ hội việc làm vô cùng tiềm năng và rộng mở cho sinh viên ngành Dược.

Nhu cầu chăm sóc sức khỏe và chi tiêu cho thuốc của người dân không ngừng tăng cao

Hình ảnh tại Nhà thuốc Trường Đại học Tân Trào

Theo báo cáo của Bộ Y tế, từ năm 2011, Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số. Dự báo đến năm 2030, tỷ trọng người cao tuổi sẽ chiếm 18% và sẽ tăng lên 26% vào năm 2050. Tốc độ già hóa dân số diễn ra nhanh chóng đồng nghĩa với nhu cầu chăm sóc sức khỏe và sử dụng thuốc sẽ tăng lên không ngừng.

Khảo sát của Nielsen - Công ty đo lường hiệu quả kinh doanh toàn cầu cũng đã chỉ ra rằng: "Sức khỏe là mối quan tâm thứ 2 (sau công việc ổn định) của người tiêu dùng Việt Nam”.

Lý giải thực tế này, ông Nguyễn Thế Tin – Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hội Dược học Việt Nam cho biết: “Khi thu nhập bình quân đầu người tăng lên, trình độ dân trí được cải thiện, môi trường sống ô nhiễm làm gia tăng các loại bệnh tật nguy hiểm đã khiến người dân Việt Nam ngày càng quan tâm hơn về sức khỏe. Người dân chủ động hơn trong việc thăm khám sức khỏe định kỳ, mong muốn và tìm mọi cách để được sử dụng các loại thuốc điều trị tốt, các loại thực phẩm chức năng an toàn, hiệu quả… Đây là những nhân tố cơ bản dẫn đến sự phát triển tất yếu của ngành Dược ở Việt Nam.”

Dược học vẫn luôn là ngành học giữ được "phong độ" đỉnh cao qua các năm

Số liệu từ Bộ Y tế tính tới năm 2021, dù lượng sinh viên tốt nghiệp từ các trường đào tạo về Dược đã cao gấp 2 lần so với trước đây nhưng vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nhân lực của ngành này. Các chuyên gia y tế cho biết, chính sự tăng trưởng mạnh mẽ về nhu cầu của người tiêu dùng và quy mô thị trường đã đặt ngành Dược của Việt Nam vào tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực trầm trọng.

Theo đó, để đáp ứng nhu cầu thị trường cần phải có 25.000 cán bộ ngành Dược có trình độ từ đại học trở lên, nhu cầu đối với Dược sĩ Đại học chiếm 85,63%; nhu cầu đối với các nhân lực trình độ cao hơn như Tiến sĩ, Thạc sĩ, Dược sĩ chuyên khoa I và Dược sĩ chuyên khoa II chiếm 14,3%.

Kết quả khảo sát trên 600 ứng viên và 43 doanh nghiệp trong lĩnh vực dược và thiết bị y tế của Navigo Group (công bố tháng 6/2020) cho thấy, gần 1/2 ứng viên và doanh nghiệp cho biết luôn trong tình trạng thiếu nhân sự. Trong đó, 81% nhà tuyển dụng “khan hiếm nguồn ứng viên đạt yêu cầu”, 51% luôn có nhu cầu tuyển dụng trình dược viên; 30% có nhu cầu tuyển quản lý kinh doanh khu vực; 23% có nhu cầu tuyển dụng các vị trí khác như phát triển thị trường, dược sĩ…

Số lượng sinh viên tốt nghiệp từ các trường đào tạo về Dược hàng năm vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nhân lực của ngành.

Đào tạo Dược sĩ năng động, chuẩn mực tại Trường Tân Trào

Trường Đại học Tân Trào tham gia đào tạo nhân lực cho ngành Y tế bắt đầu từ năm 2020 với 02 ngành đào tạo mũi nhọn là Dược học và Điều dưỡng. Để nâng cao chất lượng đào tạo ngành Dược, Trường Đại học Tân Trào đã đầu tư thời gian, tâm sức và kinh phí để đảm bảo cơ sở vật chất, trình độ giảng viên, chương trình đào tạo, hệ thống học liệu phục vụ chương trình được tối ưu hóa.

Trường Đại học Tân Trào tích cực làm việc với các công ty Dược phẩm lớn nhằm tạo ra môi trường thực hành, thực tập tốt nhất cho sinh viên

 

TQU media