TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂN TRÀO - TỈNH TUYÊN QUANG
Địa chỉ: Km 6, xã Trung Môn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
Điện thoại: 02073 892 012 - Email: dhtt@tqu.edu.vn
Quy trình thanh tra, kiểm tra các hoạt động đào tạo và quản lý đào tạo |
|
Nơi tiếp nhận hồ sơ |
Tên đơn vị: Phòng Thanh tra - Pháp chế Địa chỉ: Phòng 308 - Nhà A - Trường Đại học Tân Trào Điện thoại liên hệ: 0273.890.559 |
Thời gian tiếp nhận |
Theo giờ hành chính các ngày trong tuần |
Thời hạn giải quyết |
Theo tính chất của từng công việc |
Trình tự thực hiện |
Bước 1: Chuẩn bị thành lập Đoàn thanh tra (kiểm tra) - Tùy theo nội dung, tính chất, mục đích, yêu cầu của cuộc thanh tra (kiểm tra) Trưởng phòng Thanh tra - Pháp chế tham mưu cho thành lập đoàn thanh tra (kiểm tra) đột xuất hoặc đoàn thanh tra (kiểm tra) theo kế hoạch đã được phê duyệt. Dự kiến nội dung, thành phần, thời gian thanh tra (kiểm tra); - Chậm nhất 05 ngày sau khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, lập tờ trình đề nghị Hiệu trưởng thành lập đoàn thanh tra (kiểm tra). Bước 2: Ban hành quyết định thanh tra (kiểm tra) Xét đề nghị của Trưởng phòng Thanh tra - Pháp chế, Hiệu trưởng nhà trường ban hành quyết định thành lập đoàn thanh tra (kiểm tra). Quyết định thanh tra (kiểm tra) gửi cho đơn vị, cá nhân được thanh tra (kiểm tra) biết trước 03 ngày kể từ khi bắt đầu cuộc thanh tra (kiểm tra). Bước 3: Cách tiến hành thanh tra (kiểm tra) 1. Công bố quyết định và kế hoạch thanh tra (kiểm tra): - Chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định, trưởng đoàn thanh tra (kiểm tra) có trách nhiệm công bố quyết định và kế hoạch thanh tra (kiểm tra). Việc công bố quyết định thanh tra (kiểm tra) thực hiện theo quy định và phải lập biên bản; - Sau khi có quyết định thanh tra (kiểm tra), trưởng đoàn có nhiệm vụ lập Kế hoạch; phân công nhiệm vụ cho các thành viên, bàn phương án, biện pháp tổ chức thanh tra (kiểm tra); yêu cầu đối tượng thanh tra chuẩn bị báo cáo, giải trình; bố trí thời gian, địa điểm làm việc. 2. Thực hiện nhiệm vụ thanh tra (kiểm tra): - Đoàn thanh tra (kiểm tra) phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hiệu trưởng Trường ĐH Tân Trào về việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật; - Đoàn thanh tra (kiểm tra) có quyền yêu cầu đơn vị, cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu, báo cáo giải trình…nhằm phục vụ công tác thanh tra (kiểm tra). Đoàn thanh tra (kiểm tra) tiến hành thẩm tra, xác minh, tổ chức đối thoại (nếu có) theo đúng trình tự và đúng quy định của pháp luật; - Khi tiến hành thanh tra (kiểm tra), trưởng đoàn thanh tra (kiểm tra) cử người lập biên bản để ghi lại nội dung, kết quả thanh tra (kiểm tra). Biên bản phải có chữ ký của người đại diện đơn vị, tổ chức hoặc cá nhân chịu trách nhiệm theo quy định; - Trong quá trình thanh tra (kiểm tra), nếu phát hiện đơn vị, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì lập biên bản kiến nghị Hiệu trưởng xử lý (theo mẫu TTCP) và đề xuất biện pháp ngăn chặn. Bước 4: Báo cáo kết quả thanh tra (kiểm tra) Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra (kiểm tra), đoàn thanh tra (kiểm tra) có nhiệm vụ báo cáo kết quả với Hiệu trưởng. Bước 5: Công bố kết luận thanh tra (kiểm tra) - Trên cơ sở báo cáo kết quả của trưởng đoàn thanh tra (kiểm tra) và các chứng cứ, tài liệu thu thập được, Hiệu trưởng giao cho Trưởng phòng Tổ chức – Chính trị thẩm tra, xác minh, đối thoại (nếu cần) và chuẩn bị dự thảo kết luận thanh tra (kiểm tra) trình Hiệu trưởng xem xét; - Hiệu trưởng ký ban hành kết luận thanh tra (kiểm tra). Kết luận thanh tra (kiểm tra) gửi cho đối tượng thanh tra (kiểm tra) và những người có liên quan theo quy định tại Điều 50, Luật Thanh tra; - Đối với công tác thanh tra về đào tạo, thi cử..., biên bản và báo cáo kết quả của trưởng đoàn thanh tra (theo mẫu của Bộ) sau khi được Hiệu trưởng phê duyệt, có giá trị như kết luận thanh tra; - Việc lập và quản lý, sử dụng hồ sơ thanh tra (kiểm tra) theo đúng quy định tại Điều 59, Luật Thanh tra. |
Căn cứ pháp lý |
1. Luật Thanh tra số 56/2010/QH12; 2. Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09/5/2013 của Chính phủ Quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục; 3. Thông tư số 51/2012/TT-BGDDT ngày 18/12/2012 của Bộ giáo dục và Đào tạo quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra của cơ sở giáo dục đại học, trường trung học chuyên nghiệp; 4. Nghị định 138/2013/NĐ (ngày 22/10/2013) của Chính Phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục; 5. Quyết định số 41/2006 ngày 16/6/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra các kỳ thi; 6. Thông tư số 39/2013 ngày 04/12/2013 của Bộ giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục; 7. Thông tư số 32/2014/TT-BGDĐT ngày 25/9/2014 của Bộ giáo dục và Đào tạo quy định về chương trình bồi dưỡng cộng tác viên thanh tra giáo dục. |