TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂN TRÀO - TỈNH TUYÊN QUANG
Địa chỉ: Km 6, xã Trung Môn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
Điện thoại: 02073 892 012 - Email: dhtt@tqu.edu.vn
Các đại biểu tại Hội thảo
Dự Hội thảo có ông Nguyễn Chương – Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh; lãnh đạo, chuyên viên Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh; các nhà khoa học, giảng viên bộ môn Vật lý của Trường Đại học Tân Trào, giáo viên có trình độ thạc sĩ Bộ môn Vật lý các trường THPT trên địa bàn thành phố Tuyên Quang; lãnh đạo một số đơn vị phòng, khoa, ban, trung tâm trực thuộc Đại học Tân Trào và Ban chủ nhiệm đề tài "Sử dụng tương tác của tia X với vật chất để xác định các tham số nhiệt động và cấu trúc của hệ tinh thể lập phương pha tạp", mã số ĐT.11-2016.
Tại Hội thảo các đại biểu lần lượt được nghe 2 tham luận: “Sự phụ thuộc của các tham số nhiệt động và các cumulant vào tỷ lệ pha tạp, nhiệt độ và áp suất của các tinh thể có cấu trúc lập phương” của PGS.TS Nguyễn Bá Đức và “Một số vấn đề về tia X và mô hình Einstein tương quan phi điều hòa trong lý thuyết XAFS” của ThS. NCS Vũ Quang Thọ và báo cáo tiến độ cũng như các sản phẩm đã thực hiện của đề tài. Đến thời điểm này nhóm tác giả đã có 4 bài báo được công bố Quốc tế, trong đó có 3 bài công bố trên Tạp chí khoa học quốc tế chuyên ngành trong danh mục xếp hạng ISI, nhóm nghiên cứu cũng đã biên soạn xong cuốn sách Chuyên khảo "Phổ cấu trúc tinh tế hấp thụ tia X- Cơ sở lý thuyết và ứng dụng".
PGS.TS Nguyễn Bá Đức - Hiệu trưởng trường Đại học Tân Trào trình bày tham luận tại Hội thảo
ThS.NCS Vũ Quang Thọ trình bày tham luận tại Hội thảo
Tại phần thảo luận, ông Nguyễn Chương – Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đánh giá cao về kết quả nghiên cứu của đề tài và đề nghị nhóm nghiên cứu sớm hoàn tất để tiến hành nghiệm thu. Ngoài ra, Hội thảo cũng nhận được nhiều ý kiến đóng góp sâu sắc của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, đây là dịp để các chuyên gia ngành Vật lý gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau. Đồng thời đây cũng là cơ hội để cán bộ, giảng viên và sinh viên trường Đại học Tân Trào tiếp cận với các nội dung nghiên cứu chuyên ngành hẹp và phương pháp tổ chức nghiên cứu khoa học tiên tiến.