HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ 2 VỀ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA CÁC NƯỚC XUNG QUANH TRUNG QUỐC
 
Nhằm đẩy mạnh việc giao lưu lĩnh vực khoa học Xã hội và Nhân văn giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, nâng cao sự phát triển Ngôn ngữ và Văn hóa của các nước xung quanh Trung Quốc và trong khu vực. Từ ngày 5, 6 tháng 12 năm 2014, tại Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh, Trung tâm Khai thác Hợp tác Ngôn ngữ Văn hóa các nước quanh khu vực Trung Quốc tổ chức hội thảo quốc tế lần thứ 2 với chủ đề “NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA CÁC NƯỚC XUNG QUANH TRUNG QUỐC”.

Nhằm đẩy mạnh việc giao lưu lĩnh vực khoa học Xã hội và Nhân văn giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, nâng cao sự phát triển Ngôn ngữ và Văn hóa của các nước xung quanh Trung Quốc và trong khu vực. Từ ngày 5, 6 tháng 12 năm 2014, tại Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh, Trung tâm Khai thác Hợp tác Ngôn ngữ Văn hóa các nước quanh khu vực Trung Quốc tổ chức hội thảo quốc tế lần thứ 2 với chủ đề “NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA CÁC NƯỚC XUNG QUANH TRUNG QUỐC”.

          Đến dự và phát biểu khai mạc diễn đàn có Giáo sư Tiến sỹ Thôi Hi Lượng, Hiệu trưởng trường Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh; bà Bengü Yigitguden, Tham tán Văn hóa của Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Bắc Kinh; Giáo sư Alpatov Vladimir, Viện sỹ viện Thông tin, Giám đốc viện nghiên cứu Ngôn ngữ Viện Hàn lâm Khoa học Nga; Giáo sư Viện sỹ Domii Tumurtogoo; Tổng thư ký Hiệp hội Mông Cổ học quốc tế, Viện sỹ Viện Khoa học Mông Cổ.

          Tham dự hội thảo lần này có 41 nhà khoa học, Nghiên cứu sinh là đại biểu chính thức và nhiều đại biểu dự thính đến từ 14 quốc gia trên thế giới như: Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Myanma, Pakistan, Đài Loan, Mông Cổ, Việt Nam...Với 34 bài viết, được hội đồng khoa học thẩm định, chọn lọc rất khắt khe từ hàng trăm công trình. Nghiên cứu sinh Vũ Văn Ngân hiện đang nghiên cứu tại Đại học Sư phạm Hồ Nam (tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc), giảng viên Đại học Tân Trào (tỉnh Tuyên Quang) là một trong những đại biểu chính thức tham dự hội thảo lần này với bài viết “Âm Hán Việt là một phương ngữ tiếng Hán thời Đường”. Như chúng ta đã biết, âm Hán Việt là kết quả của sự giao lưu văn hóa Hán với người Việt suốt chiều dài lịch sử hai nước, trong đó ảnh hưởng sâu đậm và rõ nét nhất là tiếng Hán thời Đường. Đây không phải nội dung còn quá mới mẻ, song bài viết đã tổng hợp, công bố và đưa ra những phát hiện mới nhất mà các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu được. Với nội dung như trên, bài viết đã gây được sự chú ý đặc biệt tại diễn đàn khoa học.

          Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh thành lập từ năm 1962 với tên gọi ban đầu là Học viện Ngôn ngữ Bắc Kinh, năm 1996 đổi tên thành Đại học Ngôn ngữ Văn hóa Bắc Kinh, và đến năm 2002 có tên Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh. Thuộc một trong những trường Đại học nổi tiếng thế giới, đứng đầu Trung Quốc về công tác giảng dạy, nghiên cứu, biên tập giáo trình lĩnh vực ngôn ngữ Hán và ngôn ngữ các nước trên thế giới.

Cơ hội tham gia diễn đàn khoa học lần này có ý nghĩa to lớn đối với các đại biểu, là dịp để các nhà khoa học, các chuyên gia, giới nghiên cứu được giao lưu, tiếp xúc, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ của các nước. Các công trình nghiên cứu mới nhất cũng được đưa ra thảo luận và công bố trong dịp này.

Một số hình ảnh diễn ra trong diễn đàn khoa học “NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA CÁC NƯỚC XUNG QUANH TRUNG QUỐC”

Lễ khai mạc

Hiệu trưởng Trường Đại học Ngôn ngữ Bác Kinh

Lãnh đạo các Viện hàn lâm

Một số hình ảnh trong diễn đàn

Một số hình ảnh trong diễn đàn

NCS Vũ Văn Ngân báo cáo tại diễn đàn

Ảnh lưu niệm tập thể các nhà khoa học, NCS dự hội thảo

NCS Vũ Văn Ngân