TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂN TRÀO - TỈNH TUYÊN QUANG
Địa chỉ: Km 6, xã Trung Môn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
Điện thoại: 02073 892 012 - Email: dhtt@tqu.edu.vn
Chương trình “Champions of Change” (tạm dịch: Những nhà vô địch về sự thay đổi) là một phần trong sáng kiến mang tên "Winning the Future" (tạm dịch: Thu phục tương lai) do Tổng thống Mỹ Barack Obama khởi xướng năm 2011.
Theo Valerie Jarrett, cố vấn cấp cao của Tổng thống Mỹ Obama và là Chủ tịch Hội đồng Nữ giới Nhà Trắng, 15 phụ nữ gốc Á và gốc Hawaii, Thái Bình Dương này sẽ được vinh danh vì những đóng góp khác thường của họ cho một tương lai công bằng, an toàn và thịnh vượng hơn đối với cộng đồng của họ và nước Mỹ.
“15 phụ nữ này đã chứng tỏ sức mạnh và sự đa dạng của cộng đồng AAPI. Những nhà lãnh đạo này, trong lĩnh vực kinh doanh, luật, từ thiện, nghệ thuật và giáo dục, là những tấm gương sáng cho phụ nữ trẻ khắp đất nước”, bà Valerie Jarrett cho hay.
Trong số 15 phụ nữ sắp được vinh danh có tới 2 người gốc Việt là Van Ton-Quinlivan và Minh Dang.
Van Ton-Quinlivan hiện là phó chủ tịch phát triển nhân lực và kinh tế của hệ thống trường cao đẳng cộng đồng California. Van Ton được chọn vinh danh sau khi một đồng nghiệp tiến cử bà. “Thật tuyệt khi thấy được sự đa dạng trong các lĩnh vực mà phụ nữ tham gia hoạt động, từ các vấn đề xã hội cho tới những vấn đề giáo dục. Lại càng tuyệt khi được thấy những người này đang có tác động đầy ý nghĩa đối với phụ nữ và cộng đồng của họ”, Ton-Quinlivan cho hay.
Ton-Quinlivan cũng cho biết rất vinh dự vì được Tổng thống Mỹ traogiải trên. Theo cô, nó chứng tỏ công việc nặng nhọc của cô và những người khác ở hệ thống cao đẳng cộng đồng California đang làm.
Ton-Quinlivan đã làm việc không biết mệt mỏi trong một năm qua, đi lại khắp bang, để làm việc với 112 trường cao đẳng cộng đồng trong hệ thống nhằm chuẩn bị cho nguồn nhân lực, việc làm cho bang California. Công việc của cô nhằm biến đổi hệ thống giáo dục cao học rộng lớn hơn của Mỹ đã được thực hiện qua chương trình “Doing What Matters for Jobs and the Economy” (tạm dịch: Giải quyết những vấn đề cho việc làm và nền kinh tế).
Trong khi đó Minh Dang, nghiên cứu sinh trường phúc lợi xã hội Berkeleycủa Đại học California, và là giám đốc điều hành của “Don’t Sell Bodies” (tạm dịch: Đừng bán thân thể) một tổ chức vận động cứu giúp nạn nhân của tình trạng buôn người và chống lại nạn bạo hành trẻ em ở Mỹ.
Được biết chính những khó nhọc thời niên thiếu đã là động lực thôi thúc Minh Dang chống lại những bất công trong xã hội. Từ năm 10 tuổi cho tới 2 năm học đại học tại trường Berkeley, Dang đã bị bán vào nhà thổ. Nhưng nhờ nỗ lực của bạn thân cũng như không e ngại tìm người giúp đỡ, cô đã tìm đường đi tới thành công.
Từ khi học đại học ở Berkeley, Dang đã tham gia tích cực vào các tổ chức phi lợi nhuận như Cal Corps Public Service Center and REACH!, để giúp đỡ các sinh viên châu Á-Thái Bình Dương. Sau khi tốt nghiệp đại học, Dang tiếp tục tình nguyện dạy môn phúc lợi xã hội cho rất nhiều sinh viên đại học Berkeley. Hiện cô đang điều hành “Don’t Sell Bodies”, tổ chức nhằm chấm dứt tình trạng buôn bán người trẻ khắp nước Mỹ.
Tháng 9 năm ngoái, giáo sư Alan Ross, trường kinh doanh Haas, đã mời Dang trình bày câu chuyện cuộc đời cô trong một cuộc hội thảo chuyên đề khoa học chính trị của ông. “Dang là một thiên tài và là người thực sự muốn làm thay đổi hệ thống”, giáo sư Ross nhận xét.
Thậm chí sau khi đã được trao “Champion of Change”, Dang nhấn mạnh cuộc chiến chống bất công xã hội mới là quan trọng. “Tôi thực sự cảm kích với giải thưởng này…Nhưng cũng thật đáng buồn là chúng ta cần những “Nhà vô dịch về sự thay đổi” để chống lại điều mà không được phép tồn tại”.