Sinh viên ngành Quản lý văn hoá khoá 2024 - 2028 rèn luyện Kỹ năng thuyết trình – Gắn lý thuyết với thực tiễn trong học phần Kỹ năng giao tiếp
 
Trong khuôn khổ học phần Kỹ năng giao tiếp do TS. Đoàn Thị Cúc, GV Khoa Chính trị và Tâm lý giáo dục phụ trách, sinh viên lớp Quản lý văn hoá khoá 2024 - 2028 đã tham gia buổi thực hành Kỹ năng thuyết trình trước đám đông – một trong những nội dung cốt lõi giúp người học phát triển năng lực giao tiếp và làm chủ bản thân trong môi trường chuyên nghiệp.

Học phần Kỹ năng giao tiếp không chỉ đơn thuần cung cấp kiến thức lý thuyết, mà còn tạo điều kiện để sinh viên rèn luyện qua các tình huống thực tế mô phỏng, qua đó phát triển các kỹ năng thiết yếu như: thuyết trình, giải quyết vấn đề, giao tiếp hiệu quả, làm việc nhóm, tự tin thể hiện quan điểm cá nhân – những năng lực ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh hội nhập và chuyển đổi số.

Buổi thực hành thuyết trình được tổ chức trong không khí học tập sôi nổi, nơi mỗi sinh viên được trao cơ hội thể hiện bản thân, từ việc xây dựng nội dung, thiết kế bài nói, sử dụng ngôn ngữ cơ thể, cho đến cách kiểm soát cảm xúc, xử lý câu hỏi từ người nghe. Đây chính là quá trình tự trải nghiệm và vượt qua giới hạn bản thân – điều mà giảng viên trong học phần luôn nhấn mạnh: "Học để hành, hiểu để làm chủ".

Tập thể sinh viên chụp ảnh lưu niệm cùng giảng viên sau buổi thực hành

Buổi học là minh chứng rõ nét cho sự gắn kết giữa người dạy và người học, tạo nên một môi trường học thuật năng động, sáng tạo và đầy cảm hứng. Hình ảnh lưu niệm không chỉ ghi dấu một buổi học thành công mà còn thể hiện tinh thần đồng đội và sự tôn trọng lẫn nhau trong quá trình rèn luyện kỹ năng.

Sinh viên tự tin trình bày trước lớp – minh chứng cho sự trưởng thành qua từng buổi học

Với sự chuẩn bị chu đáo, sinh viên thể hiện sự tự tin trong cách trình bày, sử dụng slide sinh động, ví dụ thực tiễn và lối diễn đạt gần gũi. Nhiều bạn đã thể hiện khả năng thuyết phục người nghe bằng chính trải nghiệm cá nhân, phản ánh rõ năng lực tư duy và sáng tạo được hình thành qua quá trình học tập.

Buổi thực hành không chỉ là phần đánh giá kỹ năng, mà còn là cơ hội để sinh viên tự đánh giá bản thân, học hỏi lẫn nhau và chuẩn bị hành trang cần thiết cho công việc trong tương lai. Qua đó, có thể thấy rõ mục tiêu của học phần Kỹ năng giao tiếp đã và đang được hiện thực hóa một cách thiết thực, hiệu quả – đúng như định hướng đào tạo của Trường Đại học Tân Trào: "Lấy người học làm trung tâm – phát triển năng lực toàn diện".

Đoàn Thị Cúc
EMC Đã kết nối EMC