Dấu hiệu bệnh Bạch hầu không thể bỏ qua và cách điều trị bệnh hiệu quả
 
Là một dạng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, bạch hầu có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Thậm chí, người bệnh vẫn có nguy cơ tử vong khi đang được điều trị. Đáng lo ngại hơn khi bệnh có thể dễ dàng lây nhiễm sang người khác. Những thông tin sau sẽ giúp bạn hiểu hơn về dấu hiệu bệnh bạch hầu, cách điều trị cũng như phương pháp phòng tránh căn bệnh này.

1. Dấu hiệu bệnh bạch hầu và con đường lây nhiễm bệnh 

Vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae là nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là các dấu hiệu bệnh bạch hầu thường gặp và bạn tuyệt đối không nên bỏ qua: 

Vi khuẩn gây bệnh bạch hầu có thể lây qua đường hô hấp

Vi khuẩn gây bệnh bạch hầu có thể lây qua đường hô hấp

- Khi cơ thể bị nhiễm khuẩn bệnh này, người bệnh có thể trải qua thời gian ủ bệnh khoảng 2 đến 5 ngày và giai đoạn này, thường không xuất hiện các biểu hiện bệnh. 

- Bước sang thời kỳ khởi phát, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện tình trạng sốt nhẹ, đau họng, chảy nước mũi, da xanh, mệt mỏi toàn thân,...

- Đến giai đoạn toàn phát, bệnh nhân thường có thể gặp phải hàng loạt các triệu chứng bất thường tùy thuộc vào vị trí vi khuẩn gây bệnh: 

+ Bệnh bạch hầu mũi trước: Người bệnh có thể bị sổ mũi, có mủ nhầy lẫn máu. 

Đau họng có thể là dấu hiệu bệnh bạch hầu

Đau họng có thể là dấu hiệu bệnh bạch hầu

+ Bạch hầu họng và amidan: Người bệnh có thể sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng. Sau vài ngày bị bệnh có thể xuất hiện tình trạng hoại tử hình thành nên một lớp giả mạc bám chắc vào amidan, dần dần có thể lan ra cả vùng hầu họng. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể xuất hiện một số triệu chứng như có hạch ở cổ, cổ bạnh to bất thường. Với những trường hợp nhiễm độc năng, da người bệnh tái xanh tái, mạch nhanh và có thể bị hôn mê, thậm chí tử vong sau khoảng 6 – 10 ngày nếu không được phát hiện và chữa trị. 

+ Bạch hầu thanh quản với các biểu hiện như sốt, ho, khàn giọng, các giả mạc có thể xuất hiện ở thanh quản hoặc do lan xuống từ vùng hầu họng. 

Ngoài các cơ quan đường hô hấp, vi khuẩn bạch hầu còn có thể tấn công và gây bệnh ở trên da, ống tai, niêm mạc các cơ quan đường sinh dục, đường tiết niệu, hậu môn,..

Bạn có thể bị lây nhiễm nếu tiếp xúc trực tiếp với người bệnh

Bạn có thể bị lây nhiễm nếu tiếp xúc trực tiếp với người bệnh

Bệnh bạch hầu có thể lây nhiễm qua đường hô hấp khi bạn tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh, tiếp xúc với dịch tiết đường hô hấp của bệnh nhân hoặc bị lây vì tiếp xúc với giọt bắn ra không khí từ người bệnh. Không những vậy, bệnh cũng có thể lây nhiễm nếu bạn tiếp xúc với da của người bệnh. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể lây truyền khi bạn chạm vào quần áo, đồ dùng có dính dịch tiết hô hấp của bệnh nhân. 

2. Bệnh bạch hầu nguy hiểm thế nào?

Căn bệnh này rất nguy hiểm và có thể dẫn đến những biến chứng như viêm dây thần kinh, viêm cơ tim và có thể xảy ra ngay trong giai đoạn toàn phát hoặc khi bệnh đã khỏi được vài tuần. 

Nếu viêm cơ tim xảy ra sớm trong khoảng vài ngày đầu, người bệnh có nguy cơ tử vong rất cao. Tình trạng viêm dây thần kinh thường ảnh hưởng lớn đến dây thần kinh vận động và người bệnh có thể khỏi hoàn toàn nếu bệnh nhân không tử vong do các biến chứng nguy hiểm khác. 

Bạn nên đi khám sớm để được điều trị sớm và phòng tránh biến chứng

Bạn nên đi khám sớm để được điều trị sớm và phòng tránh biến chứng

Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp những biến chứng nguy hiểm khác như liệt màn khẩu cái, liệt cơ hoành, viêm phổi và suy hô hấp. Trẻ em bị bệnh bạch hầu có thể gặp phải một số biến chứng như viêm kết mạc mắt, suy hô hấp. 

Mẹ bầu mắc bệnh ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ hoặc sau sinh, có nguy cơ tử vong, sảy thai hoặc sinh non. Người bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt bằng huyết thanh kháng bạch hầu và điều trị kéo dài để hạn chế gặp phải những biến chứng nguy hiểm. 

3. Cách thức chẩn đoán và điều trị bệnh bạch hầu

Nếu xuất hiện bất cứ triệu chứng bất thường nào có nghi ngờ là dấu hiệu bệnh bạch hầu, bạn không nên chủ quan mà cần đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị bệnh sớm. 

Các phương pháp chẩn đoán bệnh thường được áp dụng như sau: 

- Nhuộm soi dưới kính hiển vi: Mẫu bệnh phẩm là dịch ngoáy họng (tốt nhất là lấy bên dưới lớp giả mạc) hoặc giả mạc. Nếu kết quả trực khuẩn gram dương, nghi ngờ người bệnh bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu thì cần làm thêm xét nghiệm nuôi cấy định danh hoặc PCR.

- Nuôi cấy trong môi trường thạch máu hoặc môi trường thạch chọn lọc Kali Tellurite và có thể kết hợp với kháng sinh đồ để xác định chủng gây bệnh. 

Khi nhiễm bệnh bạch hầu, bệnh nhân cần được điều trị càng sớm càng tốt và cách ly với mọi người xung quanh. Nếu đã tiếp xúc với người bệnh, cần được theo dõi sát trong 7 ngày để đánh giá tình trạng sức khỏe.

Bệnh bạch hầu có thể điều trị bằng thuốc. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần cần được chăm sóc và nâng cao sức khỏe toàn diện. Nếu cần thiết, người bệnh cần hỗ trợ bằng các phương pháp cần thiết khác như hỗ trợ hô hấp, hỗ trợ tuần hoàn. Cần lưu ý rằng, một số trường hợp khi đang được điều trị bệnh vẫn có nguy cơ tử vong. 

4. Cách phòng ngừa bệnh bạch hầu

Có thể nói rằng, đây là căn bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh chóng và có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng, có tỉ lệ tử vong cao. 

- Phương pháp phòng ngừa hiệu quả và đơn giản nhất hiện nay là tiêm vắc xin phòng bệnh, cần được áp dụng cả ở trẻ nhỏ và người lớn. 

- Những trường hợp nghi ngờ bị bệnh cần được nhập viện để cách ly, theo dõi và điều trị bệnh.

- Nhà ở của bệnh nhân cũng như các dụng cụ cá nhân, đồ đạc trong phòng người bệnh cũng cần được sát khuẩn. 

- Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

Tiêm vắc xin là cách phòng bệnh hiệu quả

Tiêm vắc xin là cách phòng bệnh hiệu quả

medlatec.vn