TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂN TRÀO - TỈNH TUYÊN QUANG
Địa chỉ: Km 6, xã Trung Môn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
Điện thoại: 02073 892 012 - Email: dhtt@tqu.edu.vn
Dự Hội thảo có đồng chí Nguyễn Thế Giang - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Giáo sư Sử học Lê Văn Lan, Giáo sư Inagaki Tsutomu (Nhật Bản); đại biểu Trường Đại học Sakon Nakhon (Thái Lan); các nhà khoa học, chuyên gia, nhà nghiên cứu du lịch trong nước và quốc tế; các doanh nghiệp, đơn vị lữ hành trong và ngoài tỉnh; đại diện một số sở, ngành; lãnh đạo các huyện Bắc Mê, Bắc Quang, Vị Xuyên (Hà Giang), Ba Bể (Bắc Kạn); các hộ làm dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện;
Về phía UBND huyện Lâm Bình có ông Đặng Văn Sình - Phó Bí thư Thường trực huyện uỷ; ông Nguyễn Văn Dưng - Phó Bí thư, Chủ tịch huyện;
Về phía Trường Đại học Tân Trào có PGS.TS Nguyễn Bá Đức Hiệu trưởng; TS. Nguyễn Khải Hoàn - Phó Hiệu trưởng; TS. Trần Thị Lệ Thanh - Phó Hiệu trưởng; cùng đại diện lãnh đạo các khoa, phòng, ban, trung tâm trực thuộc Nhà trường.
Đại biểu dự Hội thảo
Nằm ở phía Bắc tỉnh Tuyên Quang, huyện Lâm Bình được thiên nhiên ưu đãi cho hệ sinh thái đa dạng với nhiều cảnh đẹp hùng vĩ, sơn thủy hữu tình. Nổi bật là 99 ngọn núi xã Thượng Lâm được ví như “Hạ Long cạn giữa đại ngàn”, với những dãy núi trùng điệp gắn với truyền thuyết về “Phượng hoàng bay về”. Hay những ngôi đền, chùa có niên đại từ khá lâu, mang đậm nét văn hóa của đồng bào dân tộc vùng cao, trong đó phải kể đến là ngôi đền Pú Bảo, chùa Phúc Lâm… Hơn thế nữa, mảnh đất này còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào các dân tộc anh em.
Năm 2018 toàn huyện đón 35.000 lượt khách du lịch thì trong 10 tháng năm 2019 huyện đón trên 100.000 lượt khách, tăng 300%. Việc khai thác và bảo vệ hợp lý các điểm du lịch là cần thiết nhằm gìn giữ, phát huy nguồn tài nguyên quý giá để phát triển. Tuy nhiên, kinh tế du lịch của huyện còn nhiều hạn chế. Trong đó, hạn chế lớn nhất là chưa được nghiên cứu một cách khoa học, đầy đủ, chuyên sâu về tiềm năng, lợi thế.
PGS.TS Nguyễn Bá Đức - Hiệu trưởng Trường Đại học Tân Trào trình bày Báo cáo đề dẫn
và phát biểu khai mạc Hội thảo
Hội thảo là kết quả của một quá trình chuẩn bị và hợp tác giữa Trường Đại học Tân Trào, UBND huyện Lâm Bình và Trường Đại học Sakon Nakhon Rajabhat cùng các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, giảng viên giảng dạy các chuyên ngành văn hoá và du lịch; tạo ra diễn đàn để các nhà khoa học chia sẻ kết quả nghiên cứu, trao đổi học thuật. Từ đó đề xuất các ý tưởng, những hướng đi, những giải pháp hữu hiệu phát huy tiềm năng du lịch Lâm Bình.
Tại Hội thảo, đại biểu đã lần lượt được nghe các tham luận "Những vấn đề cơ bản cho Du lịch Lâm Bình phát triển của PGS.TS Dương Văn Sáu (Trường Đại học Văn hóa Hà Nội); "The cultural of the indigo dyed textiles community of Phu Tai Ethnic gruop for the development of creative tourism communities" của PGS.TS Pokkasina Chathiphot (Trường Đại học Sakon Nakhon Rajabhat); "Truyền thông về Du lịch Lâm Bình bằng mạng xã hội, thực trạng và giải pháp" của TS. Vũ Quỳnh Loan (Trường Đại học Tân Trào); "Promoting tourism destinations via Thai Television drama" của PGS.TS Sirilak Sriphachan (Trường Đại học Sakon Nakhon Rajabhat); "Định hướng phát triển tổng thể du lịch huyện Lâm Bình - tỉnh Tuyên Quang" của TS. Ngô Kiều Oanh (Trang trại đồng quê Ba Vì); "Regional tourism in flat scoiety" của PGS.TS Inagaki Tsutomu (Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội); "Hiện thực hóa tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang" của ThS. Nguyễn Thị Hạnh (Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia); "Nonghan ruined city's legend: the cultural capital for tuorism of nonghan basin, Sakon Nakkhon province, Thailand" của PGS.TS Surachai Chinnabutr; "Những yếu tố ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch của huyên Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang" của PGS.TS Nguyễn Xuân Thiên (Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội); Tiềm năng du lịch Lâm Bình - Tuyên Quang: di tích tiền, sơ sử và tôn giáo" của GS. Trịnh Sinh (Viện Khảo cổ học Việt Nam); "Đảm bảo an ninh trật tự tại các khu di tích sinh thái cộng đồng ở tỉnh Tuyên Quang hiên nay" của TS. Nguyễn Xuân Thủy (Học Viện Cảnh sát nhân dân); "Chùa Phúc Lâm và một số vấn đề lịch sử văn hóa" của TS. Trần Anh Dũng (Viện Khảo cổ học Việt Nam); "Xây dựng hệ thống động lực thúc đẩy nhân tố chủ quan trong phát huy di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch Lâm Bình hiên nay" của ThS. Trần Quang Huy (Trường Đại học Tân Trào).
TS. Vũ Quỳnh Loan - Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học Tân Trào trình bày tham luận tại Hội thảo
Ban Tổ chức đã nhận được nhiều ý kiến tham góp của các đại biểu tập trung phân tích, làm rõ tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch trên địa bàn như: Hiện thực hoá tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng; những yếu tố ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch; tiềm năng phát triển du lịch; đảm bảo an ninh, trật tự tại các khu du lịch sinh thái cộng đồng... Các ý kiến tại Hội thảo sẽ góp phần đưa ra được các đánh giá, nhận định có tính khoa học và thực tiễn về giá trị, lợi thế, định hướng phát triển du lịch trên địa bàn huyện Lâm Bình, kết nối với du lịch các huyện trong tỉnh, trọng tâm là huyện Na Hang, Chiêm Hóa của tỉnh Tuyên Quang; huyện Bắc Mê, huyện Vị Xuyên của tỉnh Hà Giang và huyện Ba Bể của tỉnh Bắc Kạn.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm