Tâm lý học - Ngành ''HOT' và cần nhiều nhân lực
 
Tâm lý học trở thành một ngành không thể thiếu trong việc giúp con người định hình, duy trì và cân bằng những cảm xúc trong cuộc sống. Hiện nay, ngành Tâm lý học đã trở thành một ngành học hấp dẫn, thu hút đông đảo bạn trẻ với triển vọng nghề nghiệp vô cùng rộng mở. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin tổng quan về ngành học này để giúp bạn dễ dàng đưa ra lựa chọn chọn có nên học ngành Tâm lý học không nhé?

1. Tìm hiểu ngành Tâm lý học

Tâm lý học (tiếng Anh là Psychology) là một bộ môn học thuật thuộc khoa học xã hội, tìm hiểu về các cá nhân và nhóm bằng cách thiết lập những nguyên tắc chung và nghiên cứu những trường hợp cụ thể. Là ngành khoa học nghiên cứu về tâm trí và hành vi, về mọi mặt của ý thức, vô thức và tư duy. Tâm lý học cũng chú tâm đến sự ảnh hưởng của hoạt động thể chất, trạng thái tâm lý, và các yếu tố bên ngoài lên hành vi và tinh thần của con người.

Ngành Tâm lý học nghiên cứu việc xử lý thông tin và biểu hiện hành vi ở con người, làm rõ bản chất của con người bằng cách đi sâu vào mọi ngõ ngách của đời sống, từ kinh tế, chính trị, xã hội cho đến văn hóa, giáo dục, y học, triết học… Hiện nay, tâm lý học được phát triển và ứng dụng rộng rãi trong tất cả các mối quan hệ của đời sống ở tất cả các lĩnh vực của xã hội.

2. Mục tiêu đào tạo ngành Tâm lý học

- Đào tạo các cử nhân Tâm lý học có phẩm chất chính trị đạo đức nghề nghiệp, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, có tinh thần say mê yêu nghề, nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành về tham vấn và trị liệu tâm lý; có khả năng phát hiện, giải quyết những vấn đề trong mối quan hệ xã hội và nâng cao năng lực con người.

- Theo học ngành Tâm lý học, các bạn sẽ được đào tạo từ những kiến thức cơ sở tới nâng cao về lĩnh vực tâm lý như: tâm lý học giao tiếp, tâm lý học gia đình, tâm lý học lao động, tâm lý học giáo dục, liệu pháp nhận thức hành vi, tham vấn học đường, các chuyên đề về tệ nạn xã hội, chuyên đề về xử lý tình huống trong đời sống…

3. Các tổ hợp xét tuyển ngành vào ngành Tâm lý học

4. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành ngành Tâm lý học

-  Nhà tâm lý học đường: tại các trường học với vị trí phụ trách tâm lý học đường, hỗ trợ giáo viên, cha mẹ học sinh trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện (tham gia vào việc giúp cho những học sinh có thể giải tỏa được những áp lực, khúc mắc trong học tập, cuộc sống, hay trong tình yêu từ đó có thể chuyên tâm vào việc học tập đạt thành tích tốt).

- Nhà trị liệu tâm lý: tại các bệnh viện, các trung tâm tư vấn, trị liệu tâm lý (hỗ trợ cho các bác sĩ giúp cho người cần trị liệu phân tích, hiểu và giải quyết những mâu thuẫn tâm lý với người khác cũng như là những khó khăn tâm lý của chính bản thân mình)

- Chuyên viên tham vấn: tại các trung tâm tư vấn, trực các đường dây nóng, tổ chức phi chính phủ…

- Nhà tâm lý học: tại các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, các trường đại học cao đẳng, các công ty truyền thông, các công ty, trung tâm làm dịch vụ tư vấn tâm lý …( nghiên cứu, hoạch định chính sách liên quan đến tâm lý ứng dụng trong quản trị, kinh doanh, tham gia vào các dự án, tổ chức trong và ngoài nước)

- Nhà tư vấn tuyển dụng: tại các tổ chức, doanh nghiệp, các trung tâm nghiên cứu, bệnh viện... (giúp các nhà quản lý  đánh giá nhu cầu nhân lực của tổ chức, nghiên cứu để xác định các yêu cầu của vị trí tuyển dụng, lên kế hoạch và thực hiện phỏng vấn tuyển dụng các ứng viên có những đặc điểm phù hợp).

5. Những tố chất phù hợp với ngành Tâm lý học

Để theo học và làm việc trong ngành Tâm lý học, bạn cần có những tố chất sau:

- Có khả năng phân tích, tổng hợp vấn đề và xử lý thông tin;

- Cởi mở, kiên nhẫn, hòa nhã, chịu được áp lực trong công việc;

- Khéo léo, biết lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ với người khác;

- Có năng khiếu giao tiếp, thuyết phục, thích khám phá thế giới nội tâm bí ẩn và đam mê làm việc trong lĩnh vực tâm lý.

6. Sinh viên Đại học Tân Trào nói gì về ngành Tâm lý học

Các bạn quan tâm và muốn tìm hiểu thêm về ngành Tâm lý học, liên hệ Mrs. Hà Mỹ Hạnh, Trưởng Khoa Tâm lý Giáo dục và Công tác xã hội, ĐT: 0936.838.555. Hoặc liên hệ Phòng Tư vấn tuyển sinh ĐT: 02073.892.012/Hotline: 0326.626.888/0984.696.959 để được hỗ trợ nhanh nhất.