Chuẩn năng lực nghề nghiệp đầu ra các ngành đào tạo
 
Bộ Chuẩn năng lực nghề nghiệp đầu ra do các đơn vị soạn thảo đã được Thường trực Ban soạn thảo biên tập và điều chỉnh. Cán bộ, giảng viên, học sinh sinh - viên có ý kiến bổ sung xin gửi về Hội đồng KH-ĐT của trường và Thường trực Ban soạn thảo theo đia chi thư điện tử: hoannk@gmail.com, phongkhaothi@caodangtuyenquang.edu.vn.

PHẦN I: CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP ĐẦU RA TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HỆ CHÍNH QUY ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ

I. CHUẨN ĐẦU RA CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC NGÀNH

1. PHẨM CHẤT CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC VÀ LỐI SỐNG 

Chuẩn 1. Phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống
Có hiểu biết về các Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh, có hiểu biết cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với tiêu chuẩn đào tạo người giáo viên trong nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có sức khỏe để đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động chính trị xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân.
Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành; có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm.
Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong sư phạm mẫu mực, phong cách làm việc khoa học.

2. KIẾN THỨC 

Chuẩn 2. Kiến thức môn học
Hiểu và nắm vững kiến thức cơ bản về chuyên ngành được đào tạo.
Tích hợp kiến thức mang tính liên ngành.
Có trình độ tiếng Anh, Tin học tương đương với chứng chỉ A.

3. KỸ NĂNG 

Chuẩn 3. Kế hoạch dạy học và giáo dục
Xây dựng các kế hoạch dạy học phù hợp với mục tiêu của chương trình, vừa sức đối với học sinh và dựa trên các nguyên tắc của phương pháp dạy học hiệu quả.
Lập các kế hoạch hoạt động chủ nhiệm lớp, công tác Đoàn, Đội… đảm bảo tính khả thi, phù hợp hoàn cảnh và điều kiện, thể hiện khả năng hợp tác.
Có kỹ năng quản lý hoạt động dạy học, giáo dục, tập hợp sự tham gia của các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường, biết khích lệ các học sinh giỏi, khá, động viên, bồi dưỡng học sinh trung bình, yếu, kém để góp phần vào sự tiến bộ chung của tập thể.
Có kỹ năng về nghiệp vụ sư phạm, giao tiếp, ứng xử sư phạm.

Chuẩn 4. Các phương pháp dạy học 
Thực hiện nội dung dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng quy định trong chương trình môn học. 
Lựa chọn, sử dụng hiệu quả các phương pháp dạy học, các phương tiện dạy học và thiết bị hỗ trợ phù hợp để đạt được mục tiêu dạy học và đáp ứng nhu cầu học tập và nâng cao hiệu quả học tập của học sinh.
Lôi cuốn học sinh vào việc học tích cực, chủ động và sáng tạo, phát triển năng lực tự học và tư duy. 

Chuẩn 5. Các phương pháp đánh giá 
Vận dụng các phương pháp đánh giá khác nhau để thúc đẩy quá trình học tập của học sinh, sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh quá trình dạy và học
Đánh giá tác động của các hoạt động trong lớp lên cá nhân và toàn thể lớp học, thu thập thông tin phản hồi bằng các biện pháp thích hợp. 
Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức một cách khách quan, công bằng và có tác dụng thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của học sinh.

4. THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI 

Chuẩn 6. Hợp tác và các mối quan hệ
Tham gia các hoạt động của nhà trường để làm cho toàn trường trở thành một môi trường học tập thân thiện.
Tìm hiểu và nắm bắt tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của người học; có trách nhiệm, thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh giúp người học khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt.
Tăng cường mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội để hỗ trợ việc học tập và rèn luyện của học sinh, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách học sinh.

5. VỊ TRÍ VÀ KHẢ NĂNG LÀM VIỆC SAU KHI TỐT NGHIỆP 

Chuẩn 7. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Giáo viên ở bậc học Trung học Cơ sở và có đủ khả năng trở thành cán bộ quản lý giáo dục tại các cơ sở giáo dục.

6. KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ NGHỀ NGHIỆP 

Chuẩn 8. Khả năng phát triển nghề nghiệp
Có đủ khả năng tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng tiếp tục học tập ở bậc học cao hơn.
Tự đánh giá, tự rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục. 
Phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu mới.

II. CHUẨN ĐẦU RA CỦA TỪNG NGÀNH ĐÀO TẠO 

NGÀNH SƯ PHẠM TOÁN HỌC
(Giảng dạy môn Toán và Vật lý)

1. Kiến thức
Có kiến thức cơ bản về toán học như. Phép tính vi phân và tích phân của hàm số, Đại số Cao cấp, Hình học cao cấp, Phương pháp dạy học môn toán, toán sơ cấp, toán ứng dụng và các tư duy thuật toán.
Nắm vững các tri thức cơ bản về toán và phương pháp giảng dạy toán ở trường Trung học Cơ sở. 
Có kiến thức cơ bản về Vật lý đại cương, thí nghiệm vật lý, Thiên văn học và những vấn đề của vật lý hiện đại, lịch sử vật lý.
Có kiến thức cơ bản về tin học, đặc biệt là các phần mềm dạy học toán.
2. Kỹ năng
Có khả năng thiết kế bài giảng, tổ chức cho người học làm việc tập thể và học tập theo nhóm.
Có khả năng vận dụng các kiến thức đã học để tìm hiểu và nắm vững việc trình bày các khái niệm ở sách giáo khoa Toán Trung học Cơ sở để giải các bài toán vật lý ở Trung học Cơ sở; giải thích được các hiện tượng vật lý trong tự nhiên, trong đời sống và biết ứng dụng vật lý trong kỹ thuật.
Có khả năng điều khiển và hướng dẫn các hoạt động nhận thức của người học về môn Toán, môn Vật lý trong trường Trung học Cơ sở, thực hiện thành công các mục tiêu bài học.
Sử dụng thành thạo các dụng cụ và thiết bị trong phòng thí nghiệm bộ môn Vật lý ở trường Trung học Cơ sở và các phương tiện, thiết bị dạy học thông dụng.
Có khả năng chế tạo một số đồ dùng dạy học cơ bản và sử dụng máy tính để minh họa một số kiến thức toán học.
Có thể sử dụng các phần mềm toán học một cách thích hợp để nâng cao chất lượng dạy học.

NGÀNH SƯ PHẠM TOÁN HỌC
(Giảng dạy môn Toán và Tin học)

1. Kiến thức
Có kiến thức cơ bản về toán học như. Phép tính vi phân và tích phân của hàm số, Đại số Cao cấp, Hình học cao cấp, Phương pháp dạy học môn toán, toán sơ cấp, toán ứng dụng và các tư duy thuật toán.
Nắm vững kiến thức chuyên môn về Tin học căn bản, Lập trình, Cấu trúc dữ liệu, Cơ sở dữ liệu. Có kiến thức về cấu trúc tổng quát của hệ thống máy tính, các thành phần cứng cụ thể trong máy tính để biết cách khai thác, quản lý hệ thống máy có hiệu quả. Biết được lịch sử phát triển của mạng máy tính.
Nắm vững chương trình Toán, Tin học ở trường Trung học Cơ sở và các tri thức về phương pháp giảng dạy Toán, Tin học ở trường Trung học Cơ sở.
2. Kỹ năng
Có khả năng thiết kế bài giảng, tổ chức cho người học làm việc tập thể và học tập theo nhóm.
Có khả năng vận dụng các kiến thức đã học để tìm hiểu và nắm vững việc trình bày các khái niệm ở sách giáo khoa Toán Trung học Cơ sở, có khả năng dạy tốt các vấn đề này.
Có khả năng chế tạo một số đồ dùng dạy học cơ bản và sử dụng máy tính để minh họa một số kiến thức Toán học.
Có thể sử dụng các phần mềm Toán học một cách thích hợp để nâng cao chất lượng dạy học. 
Có khả năng sử dụng Tin học để làm việc trong các tổ chức hành chính, kinh tế, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các cơ sở giáo dục và đào tạo.

NGÀNH SƯ PHẠM VẬT LÝ
(Giảng dạy môn Vật lý và Kỹ thuật Công nghiệp)

1. Kiến thức
Có kiến thức đầy đủ và sâu sắc về vật lý. Vật lý đại cương, thí nghiệm vật lý; Vật lý lý thuyết, Điện tử học, Lý luận dạy học vật lý...
Có kiến thức cơ bản về toán học, tin học, thiên văn học và những vấn đề của vật lý hiện đại và lịch sử vật lý.
Có hiểu biết sâu rộng về kỹ thuật công nghiệp. kỹ thuật điện, điện tử, vẽ kỹ thuật, gia công cơ khí, nhiệt lạnh và phương pháp dạy học Kỹ thuật công nghiệp ở trường Trung học Cơ sở
2. Kỹ năng 
Có khả năng thiết kế bài giảng, tổ chức cho người học làm việc tập thể và học tập theo nhóm.
Có kỹ năng vận dụng các kiến thức Vật lý để giải các bài toán về vật lý đại cương, các bài toán vật lý ở Trung học Cơ sở; giải thích được các hiện tượng vật lý trong tự nhiên, trong đời sống và biết ứng dụng vật lý và kỹ thuật công nghiệp vào đời sống và sản xuất.
Có khả năng điều khiển và hướng dẫn các hoạt động nhận thức của người học về môn Vật lý và môn Công nghệ trong trường Trung học Cơ sở, thực hiện thành công các mục tiêu bài học.
Sử dụng thành thạo các dụng cụ và thiết bị trong phòng thí nghiệm bộ môn vật lý, môn công nghệ ở trường Trung học Cơ sở và các phương tiện, thiết bị dạy học thông dụng.

NGÀNH SƯ PHẠM HOÁ HỌC
(Giảng dạy môn Hoá học và Kỹ thuật Nông nghiệp)

1. Kiến thức
Có hiểu biết sâu rộng về kiến thức cơ sở của các chuyên ngành hóa học như. hóa đại cương, hoá hữu cơ, hoá vô cơ, hoá phân tích... và nghiệp vụ ở bậc cao đẳng, mối quan hệ giữa các kiến thức hoá học với các nội dung giảng dạy ở trường phổ thông, có khả năng dạy môn Hóa học ở trường Trung học Cơ sở và có đủ năng lực học tập ở bậc cao hơn để giảng dạy Hóa học ở các trường Trung học phổ thông.
Hiểu và nắm vững các kiến thức khoa học cơ bản về Kỹ thuật nông nghiệp từ đó vận dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, lâm nghiệp...
Có kiến thức cơ bản về toán học, tin học và ngoại ngữ đáp ứng việc tiếp thu kiến thức chuyên ngành Hóa học - Kỹ thuật nông nghiệp.
Có kiến thức để đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục Trung học Cơ sở về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 
Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo đ¬¬ược những yêu cầu đổi mới về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá.
2. Kỹ năng
Có khả năng thiết kế bài giảng, tổ chức cho người học làm việc tập thể và học tập theo nhóm ở trên lớp và ngoài giờ học. 
Sử dụng thành thạo dụng cụ thí nghiệm và đồ dùng dạy học ở phòng thí nghiệm bộ môn.
Có khả năng cập nhật thông tin về khoa học chuyên môn.
Biết vận dụng những kiến thức môn học để giải quyết những vấn đề thực tiễn ở địa phương, đơn vị.
Thành thạo kỹ thuật thực hành, thí nghiệm như. Kỹ thuật làm các loại tiêu bản tạm thời, cố định, phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi, bảo vệ thực vật ... 
Có kỹ năng thực hành ứng dụng những quy luật hoạt động của sinh vật vào thực tiễn đời sống, sản xuất của từng địa phương và theo từng vùng sinh thái.

NGÀNH SƯ PHẠM SINH HỌC
(Giảng dạy môn Sinh học và Giáo dục Thể chất)
1. Kiến thức
Hiểu và nắm vững các kiến thức cơ bản thuộc chuyên ngành Sinh học như. các khái niệm, quy luật, học thuyết Sinh học; tìm hiểu bản chất các hiện tượng, khám phá những quy luật của giới hữu cơ; giải thích được các hiện tượng, cơ chế Sinh học xảy ra trong thực tế; ứng dụng các thành tựu Sinh học vào thực tiễn sản xuất đời sống. 
Hiểu và nắm vững các kiến thức cơ bản thuộc chuyên ngành Giáo dục thể chất như. Y sinh học thể dục thể thao, Thể dục, Điền kinh và các môn bóng để phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn Giáo dục thể chất ở trường Trung học Cơ sở.
Nắm vững những vấn đề cơ bản về chương trình, nội dung môn Sinh học và Giáo dục thể chất trong chương trình Trung học Cơ sở.
Có kiến thức lý luận về phương pháp dạy học bộ môn, hình thức tổ chức dạy học, các nguyên tắc và kỹ thuật thực hiện phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục dạy học môn Sinh học và môn Giáo dục thể chất ở trường Trung học Cơ sở, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục Trung học Cơ sở về chất lượng và hiệu quả.
Nắm được yêu cầu, nguyên tắc để khai thác sử dụng trang thiết bị dạy học và tự làm đồ dùng dạy học.
2. Kỹ năng
Sử dụng thành thạo các đồ dùng dạy học, hệ thống máy tính, máy chiếu, để dạy học ở trường Trung học Cơ sở. 
Biết làm đồ dùng dạy học bộ môn Sinh học, thành thạo kỹ năng quan sát, làm thí nghiệm, tổ chức có hiệu quả các bài thực hành, thí nghiệm về Sinh học.
Có kỹ năng giải bài tập, sưu tập mẫu vật, thực hành kỹ thuật động tác để phục vụ cho công tác giảng dạy ở trường Trung học Cơ sở.
Sử dụng tốt các phương pháp dạy học đặc thù môn Sinh học và môn Giáo dục thể chất, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của người học.

NGÀNH SƯ PHẠM SINH HỌC
(Giảng dạy môn Sinh học và Kỹ thuật Nông nghiệp)
1. Kiến thức 
Hiểu và nắm vững các kiến thức cơ bản thuộc chuyên ngành Sinh học như. các khái niệm, quy luật, học thuyết Sinh học; tìm hiểu bản chất các hiện tượng, khám phá những quy luật của giới hữu cơ; giải thích được các hiện tượng, cơ chế Sinh học xảy ra trong thực tế; ứng dụng các thành tựu Sinh học vào thực tiễn sản xuất đời sống. 
Hiểu và nắm vững các kiến thức cơ bản từ đó vận dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp (Chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, lâm nghiệp...)
Nhận biết được đặc điểm một số loài thực vật, động vật thường gặp trong tự nhiên gắn liền với nguồn gốc và sự tiến hoá cũng như tầm quan trọng trong sự phát triển kinh tế của địa phương.
Có kiến thức để đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục Trung học Cơ sở về quy mô, chất l¬¬ượng, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 
Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo đ¬¬ược những yêu cầu đổi mới về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá.
2. Kỹ năng 
Thành thạo các kỹ năng thực hành bộ môn như quan sát, vẽ, mổ, làm thí nghiệm, pha chế hoá chất, bảo quản các dụng cụ ... kỹ năng tổ chức thăm quan các cơ sở sản xuất, ngoài thiên nhiên.
Có kỹ năng vận dụng các kiến thức sinh lý vào việc hướng dẫn học sinh tự rèn luyện thân thể, rèn luyện trí nhớ, rèn luyện khả năng tự kiềm chế...
Thành thạo kỹ thuật thực hành, thí nghiệm như. Kỹ thuật làm các loại tiêu bản tạm thời, cố định, cách làm mẫu nhồi, mẫu ngâm, phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi, bảo vệ thực vật ... 
Các kỹ năng thao tác tư duy, khai thác lắp ráp mô hình, kỹ năng làm thực hành thí nghiệm, an toàn trong khi làm thực hành thí nghiệm.
Có kỹ năng thực hành ứng dụng những quy luật hoạt động của sinh vật vào thực tiễn đời sống, sản xuất của từng địa phương và theo từng vùng sinh thái.
Có thói quen và kỹ năng tích luỹ tư liệu, mẫu vật, tranh ảnh, tiêu bản.... để làm thành các bộ sưu tập về các nhóm thực vật, động vật ... phục vụ cho giảng dạy ở Trung học Cơ sở. 

NGÀNH SƯ PHẠM TIN HỌC
(Giảng dạy môn Tin và Kỹ thuật Công nghiệp)
1. Kiến thức
Nắm vững chương trình Tin học bậc Trung học Cơ sở và các tri thức về phương pháp giảng dạy Tin học ở trường Trung học Cơ sở.
Có kiến thức cơ sở ngành về phân tích thiết kế các hệ thống thông tin cỡ vừa và nhỏ; thiết kế và thực hiện các phần mềm; có kiến thức vững vàng trong lập trình; thiết kế và quản trị mạng.
Có trình độ Toán học, Vật lý đại cương để hiểu biết và giải quyết các vấn đề liên quan đến Toán học và Vật lý.
Có hiểu biết cơ bản về kỹ thuật điện, Điện tử, vẽ kỹ thuật, cơ khí nhiệt lạnh và PP dạy học Kỹ thuật công nghiệp ở trường Trung học Cơ sở.
Có trình độ ngoại ngữ đạt chuẩn theo quy định của trường; có khả năng giao tiếp với máy tính và sử dụng mạng internet.
2. Kỹ năng
Có khả năng thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo trì và phát triển hệ thống thông tin, hệ thống mạng cho các cơ quan, trường học; sử dụng thành thạo các hệ thống cơ sở dữ liệu thông dụng.
Có kỹ năng thiết kế bài dạy học, xây dựng giáo án điện tử để dạy học tốt môn Công nghệ ở lớp 8, 9 và Tin học ở Trung học Cơ sở. 
Có kỹ năng điều khiển và hướng dẫn các hoạt động nhận thức của người học về môn Công nghệ lớp 8, 9 và Tin học ở Trung học Cơ sở.
Có khả năng tổ chức, triển khai và quản lý các dự án phần mềm tại các cơ quan, trường học.
Sử dụng thành thạo các dụng cụ và thiết bị trong phòng thí nghiệm.
Có khả năng sử dụng Tin học để làm việc trong các tổ chức hành chính, kinh tế, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các cơ sở giáo dục và đào tạo.

NGÀNH SƯ PHẠM KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP
(Giảng dạy môn KTNN, KTCN và Kinh tế gia đình)
1. Kiến thức. 
Có kiến thức khoa học cơ bản về Kỹ thuật nông nghiệp và hiểu biết sâu về nguyên lý của các quy trình kỹ thuật sản xuất, bảo quản và chế biến sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Nắm chắc kiến thức về lý luận dạy học KTNN, hiểu biết chương trình và thực tiễn dạy học môn Công nghệ ở trường Trung học Cơ sở.
Có kiến thức cơ bản về kỹ thuật điện, điện tử, vẽ kỹ thuật, cơ khí, nhiệt lạnh và phương pháp dạy học kỹ thuật công nghiệp ở trường Trung học Cơ sở
Nắm vững các kiến thức về kỹ thuật cắt may, quy trình chế biến món ăn, trang trí nội thất và phương pháp giảng dạy bộ môn để vận dụng vào dạy học môn Công nghệ ở trường Trung học Cơ sở.
Sử dụng kiến thức về tâm lý của học sinh vào tổ chức dạy học. Biết thực hành tổ chức các hoạt động giáo dục trong trường Trung học Cơ sở.
Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo đ¬¬ược những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá ở Trung học Cơ sở.
2. Kỹ năng
Có khả năng thiết kế bài giảng, tổ chức cho người học làm việc tập thể và học tập theo nhóm.
Áp dụng kiến thức cơ bản về thiết bị thí nghiệm, đồ dùng dạy học để sử dụng các thiết bị và phương tiện vào dạy học môn Công nghệ ở trường Trung học Cơ sở. 
Sử dụng thành thạo các đồ dùng trực quan vào dạy học.
Áp dụng các phương pháp nghiên cứu, tích luỹ kiến thức phục vụ cho công tác dạy - học. Biết triển khai hoạt động dạy học có hiệu quả ở các khâu. chuẩn bị dạy học, thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả dạy học.

NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
(Giảng dạy môn Ngữ văn và Công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh)
1. Kiến thức
Có đủ kiến thức cơ bản về ngôn ngữ học, tiếng Việt, văn học, lý luận văn học, tập làm văn, phương pháp dạy học Ngữ văn để dạy tốt môn Ngữ văn ở Trung học Cơ sở.
Có đủ kiến thức cơ bản về công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh, phương pháp dạy học và tổ chức các hoạt động nghiệp vụ, huấn luyện nghi thức Đội để hoàn thành tốt nhiệm vụ của Tổng phụ trách Đội ở trường phổ thông.
Có kiến thức cơ bản về văn hoá, văn học và ngôn ngữ địa phương để vận dụng vào dạy học nội dung địa phương trong chương trình Ngữ văn ở trường Trung học Cơ sở.
2. Kỹ năng
Có kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù môn Ngữ văn và Công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh, các phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của người học.
Biết khai thác sử dụng, tự làm đồ dùng dạy học (đơn giản) phục vụ hoạt động dạy học Ngữ văn và Công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh ở trường phổ thông.
3. Thái độ
Yêu quý, trân trọng các giá trị văn hóa, văn học của dân tộc và nhân loại.
Có sự đam mê trong dạy học Ngữ văn.
4. Ngoại ngữ
Có trình độ Hán ngữ cơ sở để nghiên cứu văn học, tự bồi dưỡng kiến thức chuyên môn góp phần dạy tốt hơn môn Ngữ văn ở trường Trung học Cơ sở.
5. Vị trí, khă năng làm việc sau khi tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Ngữ văn - Công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh có khả năng làm công tác giảng dạy Ngữ văn, chủ nhiệm ở các trường Trung học Cơ sở, làm công tác quản lý chuyên môn ở các cơ sở giáo dục và làm Tổng phụ trách Đội ở các trường phổ thông.

NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
(Giảng dạy môn Ngữ văn và Lịch sử)
1. Kiến thức
Có đủ kiến thức cơ bản về ngôn ngữ học, tiếng Việt, văn học, lý luận văn học, tập làm văn, phương pháp dạy học Ngữ văn để dạy tốt môn Ngữ văn ở trường Trung học Cơ sở.
Có đủ kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại, phương pháp dạy học Lịch sử để dạy tốt môn Lịch sử ở trường Trung học Cơ sở.
Có kiến thức cơ bản về văn hoá, văn học, ngôn ngữ và lịch sử địa phương để vận dụng vào dạy học nội dung địa phương trong chương trình Ngữ văn, Lịch sử ở trường Trung học Cơ sở.
2. Kỹ năng
Có kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù môn Ngữ văn và Lịch sử, các phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của người học.
Biết khai thác sử dụng, tự làm đồ dùng dạy học (đơn giản) phục vụ hoạt động dạy học môn Ngữ văn và Lịch sử ở trường Trung học Cơ sở.
Có kỹ năng tuyên truyền, quảng bá lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương cho các đối tượng khác nhau.
3. Ngoại ngữ 
Có trình độ Hán ngữ cơ sở để nghiên cứu văn học, tự bồi dưỡng kiến thức chuyên môn góp phần dạy tốt hơn môn Ngữ văn, Lịch sử ở trường Trung học Cơ sở.

GIÁO DỤC CÔNG DÂN
(Giảng dạy môn Giáo dục công dân và Địa lý)
1. Kiến thức
Có đủ kiến thức cơ bản về xã hội học, văn hóa học, mĩ học và giáo dục thẩm mĩ, đạo đức học và giáo dục đạo đức, giáo dục gia đình, pháp luật, hành chính Nhà nước, những vấn đề của thời đại, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân để dạy tốt môn Giáo dục công dân ở trường Trung học Cơ sở.
Có đủ kiến thức cơ bản về địa lý tự nhiên, địa lý kinh tế - xã hội (đại cương, thế giới, Việt Nam và địa phương), phương pháp dạy học Địa lý, hiểu về mối quan hệ giữa tự nhiên và kinh tế, giữa con người với môi trường và sự phát triển bền vững để dạy tốt môn Địa lý ở trường Trung học Cơ sở.
2. Kỹ năng
Có kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù môn Giáo dục công dân và Địa lý, các phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của người học.
Biết khai thác sử dụng, tự làm đồ dùng dạy học (đơn giản) phục vụ hoạt động dạy học môn Giáo dục công dân và Địa lý ở trường Trung học Cơ sở.
Có kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường Trung học Cơ sở.
Có kỹ năng giải thích được các hiện tượng địa lý tự nhiên, các quá trình kinh tế - xã hội đề cập đến trong chương trình Trung học Cơ sở.
Có kỹ năng khảo sát, nghiên cứu địa lý địa phương phục vụ cho công tác giảng dạy và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội.

SƯ PHẠM ĐỊA LÝ
(Giảng dạy môn Địa lý và Giáo dục công dân)
1. Kiến thức
Có đủ kiến thức cơ bản về địa lý tự nhiên, địa lý kinh tế - xã hội (đại cương, thế giới, Việt Nam và địa phương), phương pháp dạy học Địa lý, hiểu về mối quan hệ giữa tự nhiên và kinh tế, giữa con người với môi trường và sự phát triển bền vững để dạy tốt môn Địa lý ở trường Trung học Cơ sở.
Có đủ kiến thức cơ bản về xã hội học, văn hóa học, mĩ học và giáo dục thẩm mĩ, đạo đức học và giáo dục đạo đức, giáo dục gia đình, pháp luật, hành chính Nhà nước, những vấn đề của thời đại, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân để dạy tốt môn Giáo dục công dân ở trường Trung học Cơ sở.
2. Kỹ năng
Có kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù môn Địa lý và Giáo dục công dân, các phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của người học.
Biết khai thác sử dụng, tự làm đồ dùng dạy học (đơn giản) phục vụ hoạt động dạy học môn Địa lý và Giáo dục công dân ở trường Trung học Cơ sở.
Có kỹ năng giải thích được các hiện tượng địa lý tự nhiên, các quá trình kinh tế - xã hội đề cập đến trong chương trình Trung học Cơ sở.
Có kỹ năng khảo sát, nghiên cứu địa lý địa phương phục vụ cho công tác giảng dạy và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội.
Có kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường Trung học Cơ sở.

SƯ PHẠM LỊCH SỬ
(Giảng dạy môn Giảng dạy môn Lịch sử và Giáo dục công dân)
1. Kiến thức
Có đủ kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại, phương pháp dạy học Lịch sử để dạy tốt môn Lịch sử ở trường Trung học Cơ sở.
Có kiến thức cơ bản về lịch sử địa phương để vận dụng vào dạy học nội dung địa phương trong chương trình Lịch sử ở trường Trung học Cơ sở.
Có đủ kiến thức cơ bản về xã hội học, văn hóa học, mĩ học và giáo dục thẩm mĩ, đạo đức học và giáo dục đạo đức, giáo dục gia đình, pháp luật, hành chính Nhà nước, những vấn đề của thời đại, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân để dạy tốt môn Giáo dục công dân ở trường Trung học Cơ sở.
2. Kỹ năng
Có kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù môn Lịch sử và Giáo dục công dân, các phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của người học.
Biết khai thác sử dụng, tự làm đồ dùng dạy học (đơn giản) phục vụ hoạt động dạy học môn Lịch sử và Giáo dục công dân ở trường Trung học Cơ sở.
Có kỹ năng tuyên truyền, quảng bá lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương cho các đối tượng khác nhau.
Có kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường Trung học Cơ sở.

PHẦN II: CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP ĐẦU RA TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HỆ CHÍNH QUY ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC

1. PHẨM CHẤT CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC VÀ LỐI SỐNG
Chuẩn 1. Phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống
Thể hiện các phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống mẫu mực của người giáo viên. Biết vận dụng đường lối, chủ trương, chính sách của nhà nước vào tình hình công tác cụ thể. 
Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động chính trị xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân.
Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của Ngành; có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm.
Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.
 

2. KIẾN THỨC
Chuẩn 2. Kiến thức môn học
Hiểu được các khái niệm trọng tâm, các phương pháp tiếp cận và cấu trúc của môn học sẽ giảng dạy, từ đó làm cho môn học trở nên có ý nghĩa đối với học sinh tiểu học.
Nắm vững kiến thức cơ bản về ngành được đào tạo.
Thể hiện nội dung ngành học theo nhiều cách tiếp cận khác nhau.
Tích hợp kiến thức mang tính liên ngành.
Có trình độ tiếng Anh, Tin học tương đương với chứng chỉ A.
Có kiến thức giáo dục đại cương đủ rộng, nắm vững các kiến thức chuyên ngành, bảo đảm dạy tốt các môn học và các hoạt động giáo dục trong chương trình tất cả các lớp của bậc tiểu học, được nâng cao về 3 môn Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên xã hội, hoặc 1 môn chuyên sâu (Toán,Tiếng Việt, Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, Giáo dục chuyên biệt, Công tác Đội).
Có kiến thức phổ thông về môi trường, dân số, an ninh quốc phòng, an toàn giao thông, về quyền trẻ em, y tế học đường để có thể thực hiện giáo dục tích hợp.
Có hiểu biết về tình hình kinh tế văn hoá xã hội, đời sống, phong tục tập quán của địa phương để có thể hoà nhập và góp phần phát triển cộng đồng.
 

3. KỸ NĂNG
Chuẩn 3. Kế hoạch dạy học - giáo dục và thực hiện kế hoạch
Có khả năng lập và quản lý kế hoạch dạy học và giáo dục dựa trên kiến thức nội dung môn học, học sinh tiểu học, cộng đồng và mục tiêu của chương trình. 
Xây dựng các kế hoạch dạy học phù hợp với mục tiêu của chương trình, vừa sức đối với học sinh tiểu học và dựa trên các nguyên tắc của phương pháp dạy học hiệu quả.
Thiết kế các kế hoạch hoạt động khác (chủ nhiệm lớp, công tác Đoàn, Đội…) đảm bảo tính khả thi, phù hợp hoàn cảnh và điều kiện học tập.
Có khả năng dạy lớp ghép, dạy trẻ khuyết tật theo hướng hoà nhập.
Có kỹ năng quản lý lớp học, xây dựng lớp thành tập thể đoàn kết, tự quản; có khả năng giáo dục học sinh tiểu học cá biệt.
Chuẩn 4. Các phương pháp dạy học
Áp dụng các thành tựu của khoa học công nghệ trong giáo dục; Sử dụng tốt các phương pháp dạy học khác nhau để khuyến khích sự phát triển tư duy, giải quyết vấn đề và các kỹ năng thể hiện của học sinh tiểu học.
Thực hiện nội dung dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình môn học. 
Lựa chọn các phương pháp dạy học khác nhau, các phương tiện dạy học và thiết bị kỹ thuật để đạt được mục tiêu dạy học, đáp ứng nhu cầu của học sinh tiểu học.
Áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục nhằm tăng cường tối đa hiệu quả học tập của học sinh tiểu học; Sử dụng hiệu quả các phương tiện hỗ trợ giảng dạy phục vụ hoạt động dạy học.
Lôi cuốn học sinh tiểu học vào việc học tích cực, chủ động và sáng tạo, phát triển năng lực tự học và tư duy. 
Chuẩn 5. Tổ chức môi trường học tập
Tạo môi trường học tập tương tác trên cơ sở hiểu biết động cơ và hành vi của cá nhân và nhóm, khuyến khích học sinh tiểu học chủ động, tích cực trong học tập.
Sử dụng phù hợp các phương pháp quản lý hành vi của học sinh tiểu học.
Quản lý thời gian, không gian và các hoạt động học tập một cách có hiệu quả.
Xây dựng kế hoạch và thiết kế môi trường học tập với sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin.
Chuẩn 6. Các phương pháp đánh giá
Hiểu và sử dụng các phương pháp đánh giá khác nhau đảm bảo yêu cầu công khai, công bằng, khách quan, chính xác, toàn diện và phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh tiểu học; sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh quá trình dạy và học.
Vận dụng được nhiều phương pháp đánh giá khác nhau để thúc đẩy quá trình học tập của học sinh tiểu học, sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh quá trình dạy và học
Đánh giá tác động của các hoạt động trong lớp lên cá nhân và toàn thể lớp học, thu thập thông tin phản hồi bằng các biện pháp thích hợp. 
Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức một cách khách quan, công bằng, xây dựng và có tác dụng thúc đẩy sự phát triển lành mạnh nhân cách học sinh tiểu học.

4. THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI
Chuẩn 7. Hợp tác và các mối quan hệ
Thúc đẩy các mối quan hệ với đồng nghiệp, phụ huynh học sinh tiểu học và các cơ quan đoàn thể ở địa phương để hỗ trợ việc học tập của học sinh tiểu học.
Tham gia các hoạt động của nhà trường để làm cho toàn trường trở thành một môi trường học tập thân thiện.
Tìm hiểu và nắm bắt tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của học sinh tiểu học; có trách nhiệm, thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh tiểu học giúp học sinh tiểu học khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt.
Thiết lập quan hệ thân thiện với phụ huynh học sinh, phối hợp với gia đình và cộng đồng để hỗ trợ việc học tập và rèn luyện của học sinh tiểu học.

5. VỊ TRÍ VÀ KHẢ NĂNG LÀM VIỆC SAU KHI TỐT NGHIỆP
Chuẩn 8. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Có khả năng tìm kiếm và đảm nhận các công việc trong ngành giáo dục và các ngành liên quan phù hợp với các chuẩn đầu ra đã được đào tạo. 
Được tuyển dụng làm giáo viên bộ môn ở các bậc học Tiểu học sau khi tốt nghiệp.

6. KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ NGHỀ NGHIỆP
Chuẩn 9. Khả năng phát triển nghề nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp là người không ngừng đánh giá tác động của các lựa chọn và hành động của mình lên những người khác (học sinh tiểu học, phụ huynh học sinh và những bên liên quan khác trong cộng đồng học tập) và là người chủ động tìm kiếm các cơ hội để phát triển, đáp ứng chuẩn nghề nghiệp. 
Tích cực tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng tiếp tục học tập ở bậc học cao hơn.
Tự đánh giá, tự rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục. 
Phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu mới.

PHẦN III: CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP ĐẦU RA TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HỆ CHÍNH QUY ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN MẦM NON

1. PHẨM CHẤT CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC VÀ LỐI SỐNG
Chuẩn 1. Phẩm chất chính trị, Đạo đức và Lối sống
Thể hiện các phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống mẫu mực của người giáo viên. Biết vận dụng đường lối, chủ trương, chính sách của nhà nước vào tình hình công tác cụ thể. 
Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động chính trị xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân.
Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành; có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm.
Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.

2. KIẾN THỨC
Chuẩn 2. Kiến thức môn học
Hiểu được các khái niệm trọng tâm, các phương pháp tiếp cận và cấu trúc của môn học sẽ giảng dạy, từ đó làm cho môn học trở nên có ý nghĩa đối với người học.
Các chỉ số thể hiện.
Nắm vững kiến thức cơ bản về ngành được đào tạo.
Thể hiện nội dung ngành học theo nhiều cách tiếp cận khác nhau.
Có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội để tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp; có đầy đủ kiến thức ngành và tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn.
Có kiến thức cơ sở ngành phù hợp để tiếp thu các kiến thức ngành giáo dục mầm non
Có kiến thức về chăm sóc, giáo dục trẻ trong từng độ tuổi mầm non (từ 0 – 6 tuổi)
Có trình độ tiếng Anh, Tin học tương đương với chứng chỉ A.

3. KỸ NĂNG
Chuẩn 3. Kế hoạch dạy học và giáo dục
Có khả năng lập kế hoạch và quản lý kế hoạch dạy học, giáo dục dựa trên kiến thức nội dung môn học phù hợp với mục tiêu của chương trình. 
Xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ từ 0 – 6 tuổi phù hợp với mục tiêu chương trình dựa trên nguyên tắc và phương pháp chăm sóc, giáo dục có hiệu quả.
Thiết kế các kế hoạch hoạt động khác đảm bảo tính khoa học, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của trẻ mầm non. 
Tư vấn công tác chăm sóc – giáo dục trẻ có khoa học cho phụ huynh và cộng đồng.
Có kĩ năng quản lý nhóm, lớp; làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho công tác chăm sóc – giáo dục trẻ.
Chuẩn 4. Các phương pháp dạy học
Áp dụng các thành tựu của khoa học công nghệ trong chăm sóc và giáo dục; Sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau để tăng cường sự phát triển tư duy của trẻ.
Thực hiện nội dung dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình môn học. 
Lựa chọn các phương pháp dạy học khác nhau, các phương tiện dạy học và thiết bị kỹ thuật để đạt được các mục đích dạy học, đáp ứng được nhu cầu nhận thức của trẻ mầm non.
Áp dụng khoa học và công nghệ trong việc thực hiện kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ .
Sử dụng kỹ thuật dạy học đa phương tiện, bao gồm các phương tiện nghe, nhìn, máy tính để giúp trẻ dễ dàng làm quen với kiến thức khoa học sơ đẳng.
Vận dụng các trò chơi vào quá trình giảng dạy để lôi cuốn trẻ vào việc học tập một cách tích cực. 
Chuẩn 5. Tổ chức môi trường học tập
Tạo môi trường học tập phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ để thông qua học mà chơi, chơi mà học.
Sử dụng các phương pháp giáo dục phù hợp để uốn nắn hành vi cho trẻ.
Tổ chức thời gian, không gian và các hoạt động học tập một cách có hiệu quả.
Xây dựng kế hoạch và thiết kế môi trường học tập cho trẻ với sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin.
Chuẩn 6. Các phương pháp đánh giá
Sử dụng các phương pháp đánh giá khác nhau nhằm động viên, khuyến khích trẻ tích cực tham gia vào các loại hình hoạt động phù hợp với lứa tuổi mầm non.
Vận dụng các phương pháp đánh giá để thúc đẩy quá trình học tập của trẻ, sử dụng kết quả nhận thức của trẻ để điều chỉnh quá trình dạy học, giáo dục.
Đánh giá tác động của các hoạt động trong lớp đến từng trẻ và toàn thể lớp học để thu thập thông tin phản hồi bằng các biện pháp thích hợp. 
Nhận xét khả năng phát triển từng trẻ một cách khách quan, công bằng nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ.

4. THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI
Chuẩn 7. Hợp tác và các mối quan hệ
Thúc đẩy các mối quan hệ với đồng nghiệp, phụ huynh và các cơ quan đoàn thể ở địa phương để hỗ trợ việc học tập của người học.
Các chỉ số thể hiện.
Tham gia các hoạt động của nhà trường để làm cho nhà trường trở thành một môi trường học tập thân thiện.
Tìm hiểu và nắm bắt tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của trẻ; có trách nhiệm thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ, giúp trẻ có tâm lí thoải mái khi được đến trường.
Thiết lập quan hệ thân thiện với phụ huynh của trẻ, phối hợp với gia đình và cộng đồng để hỗ trợ việc chăm sóc và giáo dục trẻ.

5. VỊ TRÍ VÀ KHẢ NĂNG LÀM VIỆC SAU KHI TỐT NGHIỆP
Chuẩn 8. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Giáo viên ở bậc học Mầm non và có đủ khả năng trở thành cán bộ quản lý giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non.

6. KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ NGHỀ NGHIỆP
Chuẩn 9. Khả năng phát triển nghề nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp là người không ngừng đánh giá tác động của các lựa chọn và hành động của mình lên những người khác, đồng thời là người chủ động tìm kiếm các cơ hội để phát triển, đáp ứng chuẩn nghề nghiệp. 
Tích cực tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng tiếp tục học tập ở bậc học cao hơn.
Tự đánh giá, tự rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục. 
Phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu mới.

PHẦN VI: CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP ĐẦU RA TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP HỆ CHÍNH QUY ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN MẦM NON

1. Giới thiệu ngành đào tạo
1.1     Trình độ đào tạo: Trung cấp
1.2     Chuyên ngành: Giáo dục mầm non
1.3     Mã ngành:
1.4     Đối tượng học sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương
1.5     Thời gian đào tạo: 2 năm
1.6     Chương trình đào tạo: 
- Đào tạo giáo viên có trình độ Trung cấp sư phạm mầm non; có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, có trình độ chuyên môn vững vàng để giảng dạy và chăm sóc giáo dục trẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non.
- Học sinh tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non có khả năng học liên thông lên trình độ cao đẳng, đại học ngành giáo dục mầm non.
Nội dung chương trình: Gồm 8 học phần chung, 24 học phần cơ sở và chuyên ngành

2. Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi khác của học sinh tốt nghiệp
2.1. Về kiến thức
Có hiểu biết về những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê Nin; Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam; có kiến thức khoa học xã hội – nhân văn, giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng – an ninh để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội để tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn.
Có kiến thức cơ sở ngành phù hợp để tiếp thu các kiến thức ngành Giáo dục mầm non.
Có kiến thức về công tác chăm sóc, nuôi, dạy trẻ trong độ tuổi mầm non (từ 0 – 6 tuổi)
2.2. Kĩ năng
Xây dựng được các kế họach chăm sóc – giáo dục trẻ trong trường mầm non.
Tiến hành các hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ trong trường mầm non theo kế hoạch đã xây dựng.
Tư vấn công tác chăm sóc – giáo dục trẻ có khoa học cho phụ huynh và cộng đồng.
Có kĩ năng quản lý nhóm, lớp, làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho công tác chăm sóc – giáo dục trẻ.
2.3. Thái độ 
Thể hiện đạo đức và tác phong nhà giáo; yêu nghề, mến trẻ; có lý tưởng nghề nghiệp.
Có ý thức vươn lên trong học tập, tu dưỡng hoàn thiện bản thân, tiếp tục học tập nâng cao trình độ ở các bậc học cao hơn phù hợp với chuyên ngành đào tạo.
Không ngừng rèn luyện năng lực sư phạm nghề nghiệp và những phẩm chất của người giáo viên xã hội chủ nghĩa.
2.4. Ngoại ngữ - Tin học
Có trình độ tiếng Anh tương đương trình độ A; Tin học văn phòng phục vụ hoạt động giảng dạy.

3. Những công việc chính học sinh tốt nghiệp có thể làm được
Trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non
Tổ chức được các hoạt động ngoại khóa cho trẻ mầm non ở các cơ sở giáo dục mầm non.
Thực hiện được các công việc có liên quan đến trang trí, làm đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ mầm non.

PHẦN V: CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP ĐẦU RA TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP HỆ CHÍNH QUY ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC

1. Giới thiệu ngành đào tạo
1.     Trình độ đào tạo: Trung cấp
2.     Chuyên ngành: Sư phạm giáo dục Tiểu học
3.     Mã ngành:
4.     Đối tượng học sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương
5.     Thời gian đào tạo: 2 năm
6.     Chương trình đào tạo: 
- Đào tạo giáo viên có trình độ TCCN ngành giáo dục Tiểu học, có phẩm chất tư tưởng và đạo đức tốt, có khả năng chuyên môn để giảng dạy; có đủ trình độ để đọc sách tham khảo chuyên ngành, nhằm nâng cao kiến thức, giảng dạy tốt chuyên môn và hoạt động ngoại khóa trong trường Tiểu học. 
- Có khả năng học liên thông trình độ cao đẳng, ngành Sư phạm Tiểu học.
Nội dung chương trình: Gồm 28 học phần. Trong đó có 08 học phần chung, 02 học phần cơ sở, 21 học phần chuyên ngành, 01 học phần tự chọn.

2. Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi khác của học sinh tốt nghiệp
Sau khi học xong chương trình này học sinh có khả năng:
2.1 Kiến thức
•     Giải thích và vận dụng được một số nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn 
•     Vận dụng được những kiến thức cơ bản về khoa học Xã hội – Nhân văn như: Mỹ học, Cơ sở văn hóa Việt Nam,v.v…vào hoạt động nghề nghiệp
•     Giải thích, phân tích, vận dụng được các kiến thức cơ bản về các phân môn thuộc chuyên ngành đào tạo TCSP Tiểu học vào việc giảng dạy các môn học ở trường Tiểu học.
•     Phân tích và vận dụng phù hợp những kiến thức khoa học sư phạm (Tâm lý học sư phạm, Giáo dục học, Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học bộ môn) vào hoạt động dạy học ở trường tiểu học 
•     Phân tích, thực hiện được chương trình, sách giáo khoa các môn học ở bậc Tiểu học 
•     Có trình độ tiếng Anh tương đương trình độ A; Tin học văn phòng phục vụ hoạt động giảng dạy.
2.2 Kỹ năng
•     Thực hiện được một số hình thức, vận dụng kỹ năng sư phạm phù hợp vào các hoạt động giảng dạy, hoạt động ngoại khoá, làm đồ dùng dạy học, đồ chơi thủ công...
•     Lập kế hoạch, tổ chức và đánh giá được hoạt động giảng dạy các môn học ở Tiểu học.
•     Lập kế hoạch, tổ chức và đánh giá được hoạt động khác như: Công tác chủ nhiệm, công tác đội...
•     Phân tích được chương trình giáo dục sư phạm Tiểu học. 
•     Phát hiện và bồi dưỡng được học sinh có năng khiếu môn học như: Toán, Tiếng Việt, Âm nhạc, Mĩ thuật... 
2.3 Thái độ
•     Có đạo đức nghề nghiệp, biết yêu thương, tôn trọng học sinh, yêu nghệ thuật và yêu nghề dạy học; 
•     Có tinh thần trách nhiệm và hợp tác với đồng nghiệp; 
•     Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ; 
•     Có ý thức tự học hỏi, tự nghiên cứu để nâng cao kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ.
3. Những công việc chính học sinh tốt nghiệp có thể làm được
•     Giáo viên giảng dạy môn học thuộc chương trình giảng dạy ở bậc Tiểu học.
•     Làm được công tác chủ nhiệm, công tác đội ở bậc Tiểu học.
•     Tổ chức được các hoạt động ngoại khóa tại trường Tiểu học. 

PHẦN VI: CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP ĐẦU RA TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP HỆ CHÍNH QUY ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN MỸ THUẬT

1. Giới thiệu ngành đào tạo
1.     Trình độ đào tạo: Trung cấp 
2.     Chuyên ngành: Sư phạm Mỹ thuật
3.     Mã ngành:
4.     Đối tượng học sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương
5.     Thời gian đào tạo: 2 năm
6.     Chương trình đào tạo: 
- Đào tạo giáo viên có trình độ TCSP Mỹ thuật, có phẩm chất tư tưởng và đạo đức tốt, có khả năng chuyên môn để giảng dạy và hoạt động ngoại khóa môn Mỹ thuật ở trường Tiểu học 
- Có khả năng học liên thông trình độ cao đẳng, ngành Sư phạm Mỹ thuật.
Nội dung chương trình: Gồm 28 học phần, trong đó có 08 học phần chung; 02 học phần cơ sở, 18 học phần chuyên ngành.

2. Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi khác của học sinh tốt nghiệp
2.1 Kiến thức
•     Giải thích và vận dụng được một số nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn 
•     Vận dụng được những kiến thức cơ bản về khoa học Xã hội – Nhân văn như: Mỹ học, Cơ sở văn hóa Việt Nam,v.v…vào hoạt động nghề nghiệp
•     Giải thích, phân tích, vận dụng được các kiến thức cơ bản về Mỹ thuật trong thực tiễn giáo dục thẩm mỹ
•     Phân tích và vận dụng phù hợp những kiến thức khoa học sư phạm (Tâm lý học sư phạm, Giáo dục học, Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học bộ môn) vào hoạt động giáo dục mỹ thuật ở trường tiểu học 
•     Phân tích, thực hiện được chương trình, sách giáo khoa Mỹ thuật bậc Tiểu học 
•     Có trình độ tiếng Anh tương đương trình độ A; Tin học văn phòng phục vụ hoạt động giảng dạy.
2.2 Kỹ năng
•     Thực hiện được một số hình thức, thể loại, đề tài Mỹ thuật và vận dụng kỹ năng tạo hình phù hợp vào các hoạt động giảng dạy, trang trí, làm đồ dùng dạy học, đồ chơi thủ công; 
•     Lập kế hoạch, tổ chức và đánh giá được hoạt động mỹ thuật tiểu học
•     Phân tích được chương trình giáo dục Mỹ thuật tiểu học 
•     Phát hiện và bồi dưỡng được học sinh có năng khiếu môn Mỹ thuật. 
2.3 Thái độ
•     Có đạo đức nghề nghiệp, biết yêu thương, tôn trọng học sinh, yêu nghệ thuật và yêu nghề dạy học; 
•     Có tinh thần trách nhiệm và hợp tác với đồng nghiệp; 
•     Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ; 
•     Có ý thức tự học; bảo vệ, kế thừa và phát huy nền mỹ thuật dân tộc. 
3. Những công việc chính học sinh tốt nghiệp có thể làm được
•     Giáo viên giảng dạy môn Mỹ thuật tại các trường Tiểu học
•     Tổ chức được các hoạt động ngoại khóa Mỹ thuật tại trường Tiểu học 
Thực hiện các công việc có liên quan đến trang trí, làm đồ dùng dạy học và đồ chơi thủ công. 

PHẦN VII: CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP ĐẦU RA TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP HỆ CHÍNH QUY ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC

1. Giới thiệu ngành đào tạo
1.     Trình độ đào tạo: Trung cấp
2.     Chuyên ngành: Sư phạm Âm nhạc
3.     Mã ngành:
4.     Đối tượng học sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương
5.     Thời gian đào tạo: 2 năm
6.     Chương trình đào tạo: 
Đào tạo giáo viên có trình độ TCSP Âm nhạc, có phẩm chất tư tưởng và đạo đức tốt, có khả năng chuyên môn để giảng dạy môn Âm nhạc ở trường Tiểu học và biết dàn dựng một chương trình văn nghệ phục vụ chương trình ngoại khoá trong trường tiểu học.
Có khả năng học liên thông trình độ cao đẳng, ngành Sư phạm Âm nhạc.
Nội dung chương trình: Gồm 27 học phần, trong đó có 08 học phần chung, 02 học phần cơ sở, 17 học phần chuyên ngành.

2. Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi khác của học sinh tốt nghiệp
2.1 Kiến thức
Giải thích và vận dụng được một số nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cùng những kiến thức cơ bản tronh lĩnh vực khoa học xã hội – nhân văn phù hợp với chuyên ngành đào tạo.
•     Vận dụng kiến thức về: Lí thuyết âm nhạc, thanh nhạc, đọc ghi nhạc, nhạc cụ, hoà âm, phương pháp giảng dạy âm nhạc , chỉ huy,...để giảng dạy âm nhạc ở truờng tiểu học và biết dàn dựng một chương trình van nghệ phục vụ chương trình ngoại khoá ở trường tiểu học.
•     Phân tích và vận dụng phù hợp những kiến thức khoa học sư phạm (Tâm lý học sư phạm, Giáo dục học, Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học bộ môn) vào hoạt động giáo dục mỹ thuật ở trường tiểu học. 
•     Phân tích, thực hiện được chương trình, sách giáo khoa âm nhạc bậc tiểu học.
•     Có trình độ tiếng Anh tương đương trình độ A; Tin học văn phòng phục vụ hoạt động giảng dạy. 
2.2 Kỹ năng
•     Thực hiện được các động tác múa cơ bản, một số điệu múa dân gian cơ bản vào dàn dựng múa phụ họa cho bài hát thiếu nhi cũng như tổ chức các buổi sinh hoạt văn nghệ, nghi thức, nghi lễ, sinh hoạt sao, đội,... 
•     Lập kế hoạch, tổ chức và đánh giá được hoạt động Đội và phụ trách đội quy định; sử dụng tốt các phương tiện, đồ dùng dạy học, tổ chức hợp lí các hoatk động trên lớp và ngoài giở lên lớp.
•     Phân tích được chương trình giáo dục âm nhạc tiểu học. Phát hiện và bồi dưỡng được học sinh có năng khiếu.
•     Áp dung các kỹ năng đã có vào cuộc sống: chỉ huy, dàn dựng các chương trinh văn nghệ phục vụ hoạt động ngoại khoá ở trường Tiểu học. 
2.3 Thái độ 
Có đạo đức nghề nghiệp, biết yêu thương, tôn trọng học sinh, yêu nghệ thuật và yêu nghề dạy học
•     Có tinh thần trách nhiệm và hợp tác với đồng nghiệp; 
•     Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ; 
•     Có ý thức tự học; tích cực bồi dưỡng nghiệp vụ và tình yêu nghệ thuật; tích cực bồi dưỡng nhận thức thẩm mỹ, bồi dưỡng thị hiếu, khả năng cảm thụ nghệ thuật cũng như năng lưc sáng tạo;
•     Sẵn sàng tham gia các chương trình văn hoá văn nghệ ở trường tiểu học.

3. Những công việc chính học sinh tốt nghiệp có thể làm được
•     Giáo viên giảng dạy môn âm nhạc tại các trường tiểu học;
•     Dàn dựng và tổ chức được các chương trình văn nghệ phục vụ chương trình ngoại khoá ở trường tiểu học.