TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂN TRÀO - TỈNH TUYÊN QUANG
Địa chỉ: Km 6, xã Trung Môn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
Điện thoại: 02073 892 012 - Email: dhtt@tqu.edu.vn
Dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo Sở Khoa học và công nghệ; Sở GD&ĐT; Phòng GD và ĐT huyện Yên Sơn; các đồng chí là Hiệu trưởng, cán bộ quản lý các trường Tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn tỉnh.
Về phía trường Đại học Tân Trào có TS. Nguyễn Khải Hoàn - Phó Bí thư đảng ủy - Phó Hiệu trưởng Phụ trách Nhà trường; lãnh đạo một số đơn vị khoa chuyên môn; giảng viên, cố vấn học tập các khoa có đào tạo sinh viên sư phạm; các em sinh viên trong CLB nghiên cứu khoa học Trường Đại học Tân Trào.
Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 giáo dục STEM đã được định hướng rõ nét, vừa mang nghĩa đào tạo nguồn nhân lực (định hướng nghề nghiệp STEM) vừa thể hiện định hướng giáo dục tích hợp phát triển năng lực và phẩm chất người học. Tại Tuyên Quang, giáo dục STEM được triển khai theo kế hoạch của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Trải qua 3 năm học triển khai thí điểm tại các cấp học, đến nay giáo dục STEM đã được triển khai tổ chức ở tất các các trường mầm non, phổ thông trên địa bàn Tỉnh. Các đơn vị tổ chức thực hiện giáo dục STEM bằng nhiều hình thức như: dạy học tích hợp theo các chủ đề STEM; tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp huyện, cấp tỉnh và cấp quốc gia; tổ chức ngày hội và các hoạt 2 động trải nghiệm, sáng tạo thuộc lĩnh vực STEM…
Trong quá trình tổ chức bên cạnh các thuận lợi còn tồn tại những khó khăn, hạn chế như: Giáo viên gặp khó khăn trong việc xây dựng các chủ đề STEM sao cho vừa bảo đảm yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của khung chương trình hiện hành, vừa đáp 3 ứng được mục tiêu về phát triển phẩm chất và năng lực người học theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Năng lực dạy học tích hợp của nhiều giáo viên còn hạn chế (vì đa số giáo viên được đào tạo đơn môn), do đó gặp khó khăn khi triển khai dạy học theo hướng liên môn như giáo dục STEM. Bên cạnh đó, một số giáo viên còn ngại học hỏi, ngại chia sẻ với đồng nghiệp nên chưa có sự phối hợp tốt giữa giáo viên các bộ môn trong dạy học STEM.
Nguyên nhân của khó khăn trên là do trình độ GV chưa đáp ứng được yêu cầu. Theo một số nghiên cứu về thực trạng năng lực dạy học tích hợp của GV trung học cơ sở ở các tỉnh thành, có đến 58,4% GV tự đánh giá năng lực dạy học tích hợp và kiến thức liên ngành của mình chỉ ở mức độ trung bình. Một nguyên nhân khác là do chưa có sự phối hợp tốt giữa trường phổ thông với trường đại học và các viện nghiên cứu, các tổ chức, doanh nghiệp: Giáo dục STEM chỉ đạt hiệu quả khi có sự phối hợp tốt giữa trường phổ thông với các trường đại học trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho GV.
Hội thảo được tổ chức với mục tiêu công bố những kết quả nghiên cứu về phát triển năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục STEM cho giáo viên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018; Hội thảo cũng là nơi để các nhà khoa học, nhà quản lý gặp gỡ trao đổi và hợp tác.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Khải Hoàn đã bày tỏ lời cảm ơn các quý vị đại biểu, các cơ quan, ban ngành tỉnh Tuyên Quang, lãnh đạo các trường Tiểu học, THCS và THPT trên địa bàn tỉnh đã quan tâm và dành thời gian đến tham dự Hội thảo.
Toàn cảnh Hội thảo
Hội thảo đã được nghe 8 báo cáo. Tiếp đó, trong phần thảo luận, các đại biểu đã đưa ra nhiều ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp phát triển tập trung vào các nội dung:
(1) Thực trạng, giải pháp phát triển năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục STEM cho giáo viên các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018;
(2) Chương trình bồi dưỡng năng lực thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục STEM cho giáo viên phổ thông;
(3) Những vẫn đề khác có liên quan đến giáo dục STEM ở Việt Nam và trên thế giới trong giai đoạn hiện nay.
Một số hình ảnh tại Hội thảo
Sau thời gian làm việc nghiệm túc và khẩn trương, Hội thảo đã lắng nghe nhiều ý kiến để tiếp tục hoàn thiện nội dung, hình thức "Phát triển năng lực tổ chức hoạt động giáo dục STEM cho giáo viên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018". Hội thảo đã đề xuất, thiết lập những cơ chế và phương thức phối hợp để phát triển năng lực tổ chức hoạt động giáo dục STEM cho giáo viên, đáp ứng yêu cầu xã hội đặt ra cho ngành giáo dục.