Sinh viên ngành Quản lý văn hoá tham gia học tập thực tế tại Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch Tuyên Quang
 
Thực hiện thực tế học tập trong chương trình học học phần Khoa học Quản lý và Quản lý Nhà nước về Văn hoá, vừa qua, TS. Hà Thuý Mai - Trưởng Khoa Văn hoá Du lịch đã đưa sinh viên chuyên ngành Quản lý Văn hoá khoá 2023 - 2027 đi thực tế tìm hiểu về Quản lý ngành Văn hoá của địa phương tại Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang.

Khoa học Quản lý và Quản lý Nhà nước về Văn hóa là học phần tổng quan về quản lý tổ chức và một số vấn đề lý luận về quản lý văn hóa, sự phát triển các tư tưởng quản lý, quản lý trong thế kỷ XXI, cơ quan quản lí Nhà nước về văn hóa, các nguyên tắc quản lý, lập kế hoạch, thanh tra, kiểm tra… và một số kinh nghiệm quản lý văn hóa trên thế giới. Khoa học Quản lý và Quản lý Nhà nước về Văn hóa là cách để người làm Quản lý Văn hoá thực hiện nghiên cứu và ứng dụng nhằm tìm hiểu, phân tích và đưa ra các giải pháp hiệu quả để quản lý, phát triển và bảo tồn các giá trị văn hóa của một quốc gia, một dân tộc; là một nhánh của khoa học quản lý, tập trung vào việc ứng dụng các lý thuyết, phương pháp và công cụ quản lý vào lĩnh vực văn hóa.

Khoa học Quản lý và Quản lý Nhà nước về Văn hóa là hai khái niệm có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Cả hai đều hướng tới mục tiêu xây dựng và phát triển một nền văn hóa giàu bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển bền vững. Với mục tiêu đào tạo và kết hợp giữa lý thuyết với thực hành, trong nội dung học phần Khoa học Quản lý và Quản lý Nhà nước về Văn hóa đã chọn địa điểm thực tế là Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang. Tại điểm thực tế, đoàn sinh viên ngành Quản lý Văn hoá đã được đồng chí Phúc Thị  Xuyên - Trưởng phòng ngiệp vụ của Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch giới thiệu về hoạt động của Sở cũng như vai trò của phòng nghiệp vụ về các hoạt động Văn hoá – Thể thao – Du lịch và Truyền thông trong toàn tỉnh. Từ những kiến thức thực tế cho thấy người học cần phải hiểu rõ bản chất của văn hóa, biết xây dựng các mô hình quản lý văn hóa, đánh giá hiệu quả quản lý về Văn hoá. Bên cạnh đó là thực hiện các nhiệm vụ: Bảo tồn và phát huy các hệ thống truyền thông văn hóa giá trị, bảo vệ các sản phẩm văn hóa vật thể và phi vật thể, khuyến khích sáng tạo văn hóa, phát triển văn hóa đại chúng: Xây dựng một nền văn hóa đại chúng lành mạnh, đáp ứng nhu cầu của xã hội; Quản lý đa dạng văn hóa: Tôn trọng và bảo vệ đa dạng văn hóa, tạo điều kiện cho các cộng đồng dân tộc thiểu số phát triển văn hóa; Quản lý các hoạt động văn hóa quốc tế: Tăng cường giao lưu văn hóa quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước.

Một số hình ảnh về chuyến thực tế của giảng viên và sinh viên ngành Quản lý Văn hoá thực tế tại Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang:

Nguyễn Thị Thanh Thảo

Hướng tới kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển Đại học Tân Trào

TT Thực nghiệm & Chuyển giao Công nghệ