Ngành Quản lý văn hóa
 
Việt Nam là nước có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc các dân tộc, thế nên ngành Quản lý văn hóa ra đời chủ yếu nhằm giữ gìn, bảo tồn và phát huy nền văn hóa đất nước. Ngành Quản lý văn hóa là ngành đào tạo những cử nhân văn hóa, đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực về tổ chức, về quản lý văn hóa. Để hiểu biết thêm về ngành học này, bài viết sau đây, TQU sẽ chia sẻ những thông tin quan trọng về ngành học này tới các bạn!

Ngành quản lý văn hóa là gì?

Quản lý văn hóa được hiểu là ngành học đào tạo những kiến thức về lĩnh vực văn hóa. Đây là ngành học thuộc về lịch sử, nghiên cứu những di sản văn hóa mà ông cha ta để lại. Ngoài ra, ngành còn tập trung chuyên sâu vào lĩnh vực quản lý văn hóa thông qua phân tích, tư duy. Sinh viên theo học ngành này sẽ học được những kiến thức văn hóa cơ bản để việc tiếp thu những kiến thức giáo dục trở nên chuyên nghiệp hơn. Sinh viên sẽ có có kiến thức sâu hơn về khoa học quản lý, về văn hóa, nghệ thuật, thể thao và du lịch. Bên cạnh đó, họ còn được bồi dưỡng thêm những kỹ năng thực tế như giao tiếp, thuyết trình, nghiên cứu, tranh luận,…

 

Sinh viên lớp Quản lý văn hoá - Khoa Văn hoá Du lịch tìm hiểu văn hóa truyền thống người Thái tại Khu Thác Dải Yếm (Mộc Châu – Sơn La)

Liệu bạn có phù hợp với ngành học?

Mỗi ngành học không chỉ đòi hỏi về trình độ kiến thức mà còn đòi hỏi về tố chất để phù hợp, thích nghi với nó. Để học tập và thành công trong lĩnh vực Quản lý văn hóa bạn cần có những tố chất dưới đây sẽ là lợi thế:

  • Đam mê Văn hóa và muốn tìm hiểu Văn hóa các dân tộc;
  • Có trách nhiệm trong việc bảo tồn, gìn giữ di sản, trân trọng các di sản văn hóa của dân tộc và nhân loại;
  • Có vốn hiểu biết nhất định về văn hóa;
  • Giao tiếp tốt, sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp trong công việc;
  • Có tính sáng tạo, có lập trường, bản lĩnh tự tin;
  • Chủ động thích nghi với môi trường làm việc đa dạng;
  • Nhanh nhẹn, linh hoạt trong việc phát hiện và xử lý vấn đề.

Học ngành quản lý văn hóa cần giỏi môn gì?

Đây có lẽ là câu hỏi gây trăn trở nhất của nhiều thí sinh. Nhìn chung, tất cả các tổ hợp xét tuyển đều có sự góp mặt của môn Ngữ Văn. Cho thấy đây là một thế lực quan trọng góp phần cho sự thành công của bạn khi tham gia học ngành quản lý văn hóa. Khi bạn có kiến thức về môn Ngữ Văn, nó sẽ tạo cho bạn lợi thế khi nghiên cứu, phân tích về văn hóa Việt Nam. Thêm vào đó, giỏi văn còn giúp cho bạn làm tốt hơn những kỹ năng như thuyết trình, phỏng vấn thực tế, tranh luận, viết luận,…

Học Quản lý văn hoá ra làm gì?

Sau khi hoàn thành chương trình học, các bạn có thể làm việc tại: 

- Phòng Văn hóa – Thể thao – Du lịch, Trung tâm Văn hóa, Sở Văn hóa địa phương...

- Các công ty chuyên về mảng tổ chức sự kiện, công ty về truyền thông, du lịch, các đơn vị, cơ quan có hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật, hay bộ phận Marketing quảng cáo và quan hệ công chúng của các doanh nghiệp.

- Giảng dạy chuyên ngành này tại các trường cao đẳng, đại học, trung cấp nghề, trường THPT…

- Tự mở công ty về triển lãm tranh, du lịch, tổ chức sự kiện về văn hóa, nghệ thuật cho công ty, doanh nghiệp.

- Sinh viên tốt nghiệp có thể học tiếp chương trình đào tạo Thạc sỹ và Tiến sĩ về ngành QLVH 

Học ngành quản lý văn hoá ở đâu? 

Hiện nay có tổng cộng 10 trường đại học tuyển sinh và đào tạo ngành này. Trong đó, Trường Đại học Tân Trào là một địa chỉ đào tạo ngành Quản lý văn hoá uy tín và có các chế độ chính sách cũng như chương trình đào tạo chuyên nghiệp, sinh viên Nhà trường sau khi tốt nghiệp có việc làm gần như 100%. 

Năm 2022, các phương thức xét tuyển vào Trường Đại học Tân Trào gồm: 

+ Phương thức 1: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Phương thức 2: Xét tuyển căn cứ vào kết quả học tập tại trường THPT (học bạ).

+ Phương thức 3: Xét tuyển căn cứ vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 và các năm trước.

+ Phương thức 4: Xét tuyển kết hợp giữa kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT và kết quả học tập tại trường THPT.

+ Phương thức 5: Xét tuyển quy đổi chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế và 02 môn trong kết quả thi tốt nghiệp THPT hoặc học bạ.

+ Phương thức 6: Xét tuyển căn cứ kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội

+ Phương thức 7: Xét tuyển căn cứ kết quả thi đánh giá tư duy của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Để xét tuyển vào ngành Quản lý văn hóa, các thí sinh có thể tham khảo các tổ hợp xét tuyển sau:

  • C00: Ngữ văn, Lịch Sử, Địa Lý;
  • C19: Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân;
  • C20: Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân;
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh.

Sinh viên lớp Quản lý văn hoá - Khoa Văn hoá Du lịch đi thực tế tại Khu bảo tàng cổ vật người Thái (Hòa Bình)

Chắc hẳn bạn đã có thêm cho mình những kiến thức về ngành Quản lý văn hoá. Sắp bước vào kì thi đại học quan trọng và có trong mình niềm đam mê tìm hiểu ngôn ngữ, đảm mê trải nghiệm để hiểu sâu về một văn hóa của một nước thì bạn hãy nhanh chóng chọn Khoa Văn hóa Du lịch - Trường Đại học Tân Trào nhé! 

Mọi chi tiết xin liên hệ: Phòng Đào tạo, Trường Đại học Tân Trào, Hotline:  hoặc truy cập vào hệ thống đăng kí tuyển sinh trực tuyến trên website daihoctantrao.edu.vn để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.