Chuyến đi học tập, thực tế của lớp Đại học Quản trị Dịch vụ du lịch và Lữ hành (khóa 2018 - 2022)
 
Chuyến đi thực tế của tập thể lớp Đại học Quản trị Dịch vụ du lịch và Lữ hành tại hai huyện Quản Bạ và Đồng Văn, tỉnh Hà Giang nằm trong nội dung tìm hiểu kiến thức thực tế học phần Địa lý du lịch Việt Nam và học phần Du lịch tôn giáo, tín ngưỡng. Đây là nội dung xây dựng theo chương trình đào tạo định hướng ứng dụng của ngành Quản lí văn hóa, Trường Đại học Tân Trào.

Phụ trách chuyến đi học tập thực tế có Th.S Hoàng Thị Thu Dung - Phó Trưởng khoa Văn hoá du lịch, giảng dạy học phần Du lịch tôn giáo, tín ngưỡng, Th.S Nguyễn Thu Hoàn - Giảng viên giảng dạy học phần Địa lý du lịch Việt Nam, Th.S Dương Thị Hồng Hải - Phó trưởng phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng cùng 12 sinh viên đang theo học lớp Đại học Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành (khóa 2018 - 2022).

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về khái niệm du lịch, những tài nguyên du lịch, cách thức phát triển du lịch của một vùng kinh tế cụ thể. Với sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế hiện nay, thì du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Việt Nam cũng là một trong số những quốc gia đang từng bước đẩy mạnh phát triển ngành kinh tế non trẻ này.Thực tế môn học yêu cầu sinh viên phải nhận thấy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong từng ngành cụ thể; hiểu được vai trò, chức năng, nội dung, hình thức thực tế Địa lí du lịch; cách ghi chép, thu nhận thông tin khi đi thực tế; thời gian, địa điểm, lịch trình; cách viết bài thu hoạch, báo cáo khoa học. Đồng thời, học phần cũng giúp sinh viên củng cố, hiểu sâu và mở rộng kiến thức về ngành kinh tế du lịch của một vùng lãnh thổ so với cả nước.

Bên cạnh đó, mục đích của chuyến đi giúp học viên đạt được kiến thức thực tế về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội; các nhân tố góp phần hình thành nên bản sắc văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo và tạo điều kiện để phát triển kinh tế du lịch tại tỉnh Hà Giang; tìm hiểu những giá trị văn hóa tiêu biểu được sử dụng trong hoạt động tổ chức du lịch tín ngưỡng tôn giáo, du lịch cộng đồng tại địa bàn cơ sở học tập. Bên cạnh đó, từ  chuyến học tập thực tế, người học hình thành kĩ năng nhận diện, so sánh hoạt động tổ chức, quản lý lễ hội, sự kiện giữa các vùng văn hóa khác nhau để vận dụng vào quá trình học tập và công tác.

Chuyến học tập thực tế học phần Địa lý du lịch Việt Nam và học phần Du lịch tôn giáo, tín ngưỡng diễn ra trong 04 ngày nhưng đã đạt được mục đích về kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ. Đồng thời, sau chuyến đi học tập thực tế đã giúp tập thể lớp Đại học Quản trị Dịch vụ du lịch và Lữ hành tăng thêm tinh thần đoàn kết, là cơ hội để sinh viên học tập và chia sẻ, kinh nghiệm công tác

Dưới đây là một số hình ảnh của chuyến đi:

Tập thể lớp cùng giảng viên hướng dẫn tại cột mốc số 0 thành phố Hà Giang

Tập thể lớp cùng giảng viên hướng dẫn tại làng văn hoá Nặm Đăm, Quản Bạ - Hà Giang

Tập thể lớp cùng giảng viên hướng dẫn tại Cao nguyên đá Đồng Văn

Tập thể lớp cùng giảng viên hướng dẫn tại ngôi nhà quay phim "chuyện của Pao" xã Sủng Là - Đồng Văn, Hà Giang

Tập thể lớp cùng giảng viên hướng dẫn tại di tích nhà Vương, Sà Phìn - Đồng Văn - Hà Giang

Nhóm 1 cùng giảng viên hướng dẫn tại Cột cờ Lũng Cú - địa đầu tổ quốc

Tập thể lớp cùng giảng viên hướng dẫn tại đèo Mã Pì Lèng nơi có bảo tàng con đường Hạnh Phúc

Tin bài - ảnh: Th.S Nguyễn Thu Hoàn - GV học phần Du lịch Việt Nam