Phục hồi du lịch: Giải quyết tình trạng “thiếu thầy, thiếu thợ” để bứt phá
 
Trong bối cảnh đại dịch đã và đang được kiểm soát và du lịch đang phục hồi, nhân lực du lịch đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt nghiêm trọng, đào tạo nguồn nhân lực du lịch đáp ứng đủ khả năng cả về mặt số lượng lẫn chất lượng đang là vấn đề cấp thiết.

Đại dịch Covid-19 đã gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng cho ngành du lịch toàn cầu. Du lịch Việt Nam đang trong bối cảnh phục hồi sau đại dịch với sự chung tay của Nhà nước cũng như doanh nghiệp du lịch. Ngày 14 tháng 3 năm 2022, Văn phòng chính phủ đã ban hành thông báo về việc mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới và Chính phủ ra Nghị quyết về miễn thị thực cho công dân nhiều nước.

Trong bối cảnh đó, ngành du lịch trong nước đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt nguồn nhân lực. Theo báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội, trong năm 2021, khoảng 1.550 cơ sở lưu trú tạm dừng hoạt động và chuyển đổi ngành nghề; cùng với khoảng 21.500 người lao động ngành du lịch phải tạm ngưng công việc, chiếm 34% tổng số lao động phục vụ trong khối cơ sở lưu trú, 11.600 lao động chấm dứt hợp đồng lao động khoảng, chiếm 18,3%. Trên hầu khắp các tỉnh trong cả nước, tình trạng lao động ngành du lịch bỏ nghề để tìm công việc mới cũng diễn ra phổ biến.

Ngành du lịch trong nước đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt nguồn nhân lực

Trước thực trạng đó, Nhà nước đã xây dựng những cơ chế, chính sách huy động mọi nguồn lực, tăng đầu tư phát triển du lịch để bảo đảm du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước với mục tiêu hàng đầu là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao để quản lý và phát triển các doanh nghiệp du lịch lớn, đủ sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Bộ GD-ĐT đang khuyến khích tăng số lượng đào tạo trình độ đại học cho nhân lực ngành du lịch, khuyến khích sinh viên ngành khác học văn bằng 2 ngành du lịch để giải quyết vấn đề việc làm… và gắn kết chặt chẽ các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp du Lịch. 

Trường Đại học Tân Trào là một trong những đơn vị có uy tín trong công tác đào tạo cử nhân ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch & Lữ hành (mã ngành 7810103). Với chương trình đào tạo hiện đại và cập nhật, Khoa Văn hóa - Du lịch Trường Đại học Tân Trào được kỳ vọng sẽ cùng với các cơ sở đào tạo khác trên cả nước đào tạo ra thế hệ nhân lực chất lượng cao cho ngành du lịch, tạo tiền đề đề ngành du lịch Việt Nam phát triển bứt phá, nâng cao vị thế trên bản đồ du lịch thế giới trong tương lai.

TS. MC Trịnh Lê Anh - MC của Đài truyền VTV trực tiếp giảng dạy học phần ''Diễn giảng công cộng'' cho sinh viên  Khoa Văn hoá Du lịch, Trường Đại học Tân Trào

Sinh viên ngành Quản trị DVDL&LH Trường Đại học Tân Trào thực tập tại Khách sạn

Với đội ngũ giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng có học vị GS, PGS, Tiến sĩ, Thạc sĩ trong Nhà trường và từ nhiều trường đại học, Viện nghiên cứu, các doanh nghiệp du lịch hàng đầu trên cả nước tham gia hợp tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Khoa, cùng với cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại, Khoa Văn hóa - Du lịch luôn được trang bị các điều kiện tốt nhất về nhân lực và vật lực để tối ưu hóa chương trình đào tạo của Khoa. Chính vì vậy, Khoa Văn hóa - Du lịch của Trường Đại học Tân Trào tự tin sẽ đảm bảo chất lượng đào tạo với trình độ tiên tiến, hiện đại, khả năng ứng dụng thực tiễn cao, đáp ứng tốt nhất nhu cầu xã hội.

TQU media