Tìm hiểu về ngành Lâm sinh
 
Ngành Lâm sinh là một trong những cái tên còn khá xa lạ với nhiều bạn học sinh cũng như phụ huynh. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, do nhu cầu xã hội đối với ngành Lâm sinh ngày càng tăng nên ngành này ngày càng được chú trọng đào tạo và khẳng định vai trò quan trọng của mình trong hệ thống ngành nghề.

1. Ngành Lâm sinh là gì?

Ngành Lâm sinh hay Lâm học có tên quốc tế là Silviculture. Đây là một ngành chuyên đào tạo nên những cán bộ Lâm sinh có trình độ vững vàng trong hoạt động nghiên cứu, quản lý, bảo vệ và sử dụng hợp lý hệ sinh thái rừng. Đào tạo nên những cá nhân có kiến thức sâu rộng và thực tế về tài nguyên rừng nói chung.

2. Ngành Lâm sinh đào tạo những gì?

Chương trình đào tạo ngành Lâm sinh sẽ giúp cho sinh viên tích lũy hệ thống kiến thức về rừng như: trồng rừng, sinh thái rừng, công tác điều tra, quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng.

Bên cạnh đó, chương trình còn đào tạo những kiến thức và kỹ năng thiết kế, thực hành các công trình xây dựng và phát triển tài nguyên rừng. Các em sẽ có khả năng đánh giá, điều tra về tài nguyên thiên nhiên, môi trường nói chung và tài nguyên rừng nói riêng.

Bên cạnh đó là hoạt động quy hoạch lâm nghiệp và quản lý sử dụng đất rừng hay còn gọi là đất lâm nghiệp. Người học cũng sẽ được rèn luyện khả năng nghiên cứu và triển khai những tiến bộ khoa học và kỹ thuật chuyên về lĩnh vực lâm nghiệp.

Ngoài ra, các bạn sinh viên cũng được tích lũy nhiều kiến thức bổ ích về việc sử dụng, khai thác các nguồn tài nguyên rừng và khai thác gỗ, tận dụng tiềm năng từ chúng, đảm bảo được sự vững bền về môi trường và sự phát triển kinh tế mà hệ sinh thái rừng mang lại.

3. Mục tiêu đào tạo của ngành Lâm sinh?

Mục tiêu quan trọng của ngành Lâm sinh đó là đào tạo nên những người Kỹ sư có phẩm chất đạo đức tốt, tư tưởng vững vàng.

Đào tạo nên những nhân tài có kiến thức và năng lực vững vàng trong lĩnh vực lâm nghiệp, có khả năng làm việc nhóm và làm việc một cách độc lập tại các cơ sở sản xuất.

Đào tạo nên những Cử nhân có kỹ năng nghiên cứu, giảng dạy chuyên ngành Lâm sinh và công tác tốt tại các cơ quan có liên quan đến hoạt động phát triển lâm nghiệp. Ngoài ra còn có sức khỏe tốt, đáp ứng yêu cầu gìn giữ và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng một cách vững bền.

4. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành Lâm sinh thế nào?

Chuyên ngành Lâm sinh là một trong những ngành tạo nên cơ hội và điều kiện việc làm đầy triển vọng, trên rất nhiều lĩnh vực đối với sự  phát triển Lâm nghiệp ở Việt Nam nói riêng hay khu vực Đông Nam Á nói chung. Sau khi ra trường, sinh viên ngành Lâm sinh có cơ hội làm việc tại:

Các cơ quan nhà nước: Tổng cục Lâm nghiệp; Chi cục Lâm nghiệp; Chi cục Kiểm lâm; Hạt kiểm lâm; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Phòng Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân tỉnh/huyện; Công chức cấp xã phường, thị trấn; Cán bộ lãnh đạo đơn vị, cán phụ trách lâm nghiệp xã/phường; Các chương trình, dự án trong nước và quốc tế về trồng rừng và phục hồi rừng, bảo tồn hệ sinh thái rừng, phát triển rừng và phát triển nông thôn…

Các cơ quan sản xuất hoặc cơ quan quản lý lâm nghiệp: Công ty Lâm nghiệp; Ban quản lý rừng phòng hộ; Ban quản lý rừng chuyên dụng (như vườn quốc gia, các Khu bảo tồn thiên nhiên); Công ty sản xuất các giống cây rừng,...

Các đơn vị tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật lâm sinh: Trung tâm quy hoạch, thiết kế lâm nghiệp cấp tỉnh/thành;Trung tâm khuyến nông quốc gia; Trung tâm khuyến lâm cấp quốc gia, cấp tỉnh, thành phố và những trung tâm tại địa phương; Viện hoặc phân Viện điều tra quy hoạch lâm nghiệp.

Các cơ quan chuyên về hoạt động đào tạo và nghiên cứu: Các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trên cả nước; Viện Khoa học Lâm nghiệp hoặc Nông nghiệp; Viện Điều tra quy hoạch rừng; Viện tài nguyên sinh vật,...

5. Các tổ hợp xét tuyển Ngành Lâm sinh:

B00: Toán, Hóa học, Sinh

B08: Toán, Sinh, Tiếng Anh

A02: Toán, Vật lí, Sinh học

C13: Văn, Sinh, Địa lý

Ngành Lâm sinh thoạt đầu nghe có vẻ không hấp dẫn nhưng khi tìm hiểu sâu và rộng về ngành này, các bạn sẽ cảm nhận được cái hay, cái thú vị của nó. Vì vậy, hãy quyết tâm theo đuổi nếu đam mê và có năng lực. Nhất định các bạn sẽ thành công.

Thí sinh nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường Bưu điện về địa chỉ: Văn phòng Tư vấn tuyển sinh, Trường Đại học Tân Trào, Km6, Trung Môn, Yên sơn, Tuyên Quang. Hạn nộp hồ sơ: 17h00 ngày 22/8/2021. Hotline tư vấn, hỗ trợ: 0326 626 888/ 0962915110.

TQU Media