Bật mí lộ trình học tiếng Anh cho người mất gốc hiệu quả
 
Ngày nay, tiếng Anh không chỉ được xem là một ngôn ngữ thứ hai mà nó còn là một kỹ năng thiết yếu mà mỗi người cần phải có trong thời đại hội nhập và phát triển. Việc thành thạo tiếng Anh sẽ đem đến cho người học nhiều cơ hội học tập, phát triển và thăng tiến trong tương lai.

Tuy nhiên, việc học tiếng Anh vẫn chưa bao giờ được xem là một việc dễ dàng. Nhiều người học, vì nhiều lý do, vẫn chưa thể thành thạo ngôn ngữ này. 

Key takeaways:

  • Một số lưu ý trước khi bắt đầu học tiếng anh: phải đặt ra mục tiêu phù hợp với bản thân, cố gắng duy trì việc học tiếng anh bằng cách tạo ra thói quen và phải kết hợp học tập và thực hành để đạt hiểu quả tốt nhất.

  • Lộ trình học tiếng anh cho người mất gốc tiêu chuẩn sẽ bao gồm 3 giai đoạn: nền tảng, tăng tốc, hoàn thiện.

Lý do khiến bạn mất gốc tiếng Anh?

Thiếu thời gian học tập

Bất kể ngôn ngữ nào kể cả tiếng Anh đều phải được luyện tập và trau dồi trong một thời gian đủ dài mới có thể thông thạo được. Một số người có lịch trình bận rộn, không có đủ thời gian để tập trung vào việc học tiếng Anh. Thiếu thời gian để học sẽ khiến việc tiếp thu kiến thức trở nên khó khăn.

Thiếu tập trung khi học

Khi bắt đầu học tiếng Anh từ đầu việc tập trung là yếu tố rất quan trọng. Nếu không tập trung hoặc bị phân tâm, bỏ qua những thông tin quan trọng dẫn đến sự thiếu sót trong kiến thức.

Thiếu tư duy ngôn ngữ

Khi học một ngôn ngữ mới, bạn cần phải tư duy theo ngôn ngữ đó, nghĩ về các khái niệm, cấu trúc câu, văn phong,... Nếu không, bạn sẽ khó tiếp thu và ghi nhớ được kiến thức.

Sai phương pháp học tập

Phương pháp học tập là một yếu tố cốt yếu cho việc thành thạo tiếng Anh. Chính vì thế việc xây dựng lộ trình học tiếng Anh cùng với phương pháp học tiếng anh cho người mất gốc phù hợp với bản thân là điều cực kì quan trọng.

Thiếu động lực

Động lực là yếu tố giúp bạn nỗ lực hơn mỗi ngày trong việc học tiếng Anh. Hãy xác định bạn mục tiêu bản thân khi học tiếng anh và lấy điều đó làm động lực kỹ năng của bạn được cải thiện hơn mỗi ngày.

Khiếm khuyết về khả năng ngôn ngữ

Một số người có khả năng học ngôn ngữ kém hơn so với người khác, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc họ tiếp thu và sử dụng tiếng Anh. Nhưng đừng vội nản lòng, điều bạn cần là một lộ trình học tiếp anh thật sự phù hợp với bản thân và một sự kiên trì, thành công sẽ đến với bạn.

Một số lưu ý trước khi bắt đầu lộ trình học tiếng anh cho người mất gốc

Đặt ra mục đích của việc học tiếng anh

Trước khi bắt đầu học tiếng anh, người học nên đặt ra mục tiêu của chính bản thân người học đối với ngôn ngữ này. Mỗi người học, sẽ ứng dụng tiếng anh trong những ngữ cảnh khác nhau, vì thế yêu cầu tiếng anh dành cho mỗi người để đáp ứng công việc và học tập cũng hoàn toàn khác nhau.

Hiểu và biết được mục tiêu của bản thân trong việc học sẽ giúp người học có được lộ trình phù hợp.

Ví dụ:

Nếu người học chỉ muốn học tiếng anh phục vụ cho việc giao tiếp trong môi trường giao tiếp hằng ngay thì người học không cần phải học tập những loại từ vựng, ngữ cảnh học thuật dành cho bài thi IELTS. Thay vào đó, người học chỉ cần tập trung vào một số chủ đề cơ bản, từ đó vừa giảm áp lực của việc học cũng như giúp cho người học nhanh chóng đạt được mục tiêu hơn.

Tự tạo cho bản thân thói quen học tiếng Anh hằng ngày

Dù đã có phương pháp và mục tiêu phù hợp, học tiếng anh vẫn là một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực rất lớn đến từ người học.

Quá trình học tiếng Anh có thể diễn ra trong một hoặc một vài năm, và trong quá trình này, rất nhiều thứ có thể diễn ra gây gián đoạn quá trình học, để rồi người học lại dang dở trên con đường học tiếng anh của bản thân.

Để tránh được điều đó, người học hãy tạo cho bản thân một thói quen học tiếng anh hằng ngày. Mỗi ngày, hãy dành ra một khoảng thời gian cố định (không cần quá dài) riêng cho việc học tiếng Anh.

Khi việc học tiếng Anh đã trở thành một thói quen, người học sẽ có thể dễ dàng duy trì việc học của bản thân để rồi từ đó gặt hái được thành quả trong việc học.

Học phải đi đôi với thực hành

Bên cạnh những giờ học tiếng Anh theo giáo trình, người học nên cố gắng sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống hằng ngày. Việc này không chỉ giúp người học nhanh chóng hoàn thiện tiếng Anh của bản thân, mà còn giúp người học có thêm động lực để cố gắng theo đuổi chặng đường chinh phục tiếng Anh.

Để có thể áp dụng tiếng Anh trong cuộc sống hằng ngày, người học có thể bắt đầu từ những việc làm rất nhỏ nhặt như: xem phim tiếng anh bằng tiếng Anh, nghe nhạc bằng tiếng Anh, tự độc thoại bằng tiếng Anh,…

Lộ trình học tiếng Anh cho người mất gốc

lo-trinh-hoc-tieng-anh-cho-nguoi-mat-goc-tot-nhatViệc tự học tiếng Anh cho người mất gốc cần một lộ trình bài bản. 3 giai đoạn trọng lộ trình xóa mất gốc tiếng Anh dưới đây sẽ là bàn đạp giúp người học chinh phục tiếng Anh.

Giai đoạn 1: Nền tảng

Thời gian: 3 - 4 tháng

Đây là giai đoạn đầu tiên trong quá trình học tiếng Anh đối với những người mới bắt đầu làm quen với tiếng Anh. Ở giai đoạn này, người học nên xây dựng cho bản thân một nền tảng tiếng Anh thật vững chắc.

Những việc cần hoàn thành trong giai đoạn này:

Ngữ pháp:

  • Nắm rõ kiến thức về cấu trúc, cách dùng của 6 thì cơ bản trong tiếng Anh.

    • Thì hiện tại đơn (present simple)

    • Thì quá khứ đơn (past simple)

    • Thì tương lai đơn (future simple)

    • Thì hiện tại tiếp diễn (present continuous)

    • Thì quá khứ tiếp diễn (past continuous)

    • Thì tương lai tiếp diễn (future continuous)

  • Biết cách phân biệt được các loại từ: danh từ, động từ, tính từ, danh từ, mạo từ… trong tiếng Anh và biết vị trí của các loại từ này trong câu.

  • Phân biệt và biết các sử dụng các mạo từ: a, an, the,…

  • Nắm được cách dùng một số động từ khiếm khuyết

Từ vựng

  • Hiểu, nhớ và có thể sử dụng được các từ cơ bản (phân loại theo chuẩn A1 và A2 theo Cambridge) thuộc những chủ đề quen thuộc như:

    • Gia đình (Family)

    • Trường học (School)

    • Sở thích (Hobbies)

    • Công việc (Work)

    • Cảm xúc (Emotion)

Kỹ năng nghe

  • Tập nghe các đoạn hội thoại ngắn (từ 1 đến 4 phút), với tốc độ nghe vừa phải, giọng đọc rõ ràng và ưu tiên các đoạn hội thoại có phụ đề. Thông qua các bài nghe, có thể nắm được ý chính mà người nói muốn truyền tải mặc dù vẫn chưa hiểu được chi tiết.

  • Kết hợp với việc nghe chép chính tả hằng ngày để có thể nhanh chóng làm quen với việc nghe tiếng Anh.

Kỹ năng nói

  • Nắm vững bản phiên âm IPA - bước quan trọng nhất trong việc xây dựng nền tảng cho kỹ năng nói Tiếng Anh.

  • Tập các đoạn hội thoại giao tiếp ngắn, mẫu để làm quen với việc sử dụng tiếng Anh.

ban-phien-am-ipaKỹ năng đọc

  • Tập đọc các đoạn văn ngắn đơn giản.

  • Phân tích ngữ pháp và từ vựng của các đoạn văn mẫu để gia tăng nền tảng ngữ pháp và từ vựng

Kỹ năng viết

  • Tập viết những câu đơn giản, viết những đoạn văn ngắn. Có thể luyện tập bằng cách viết nhật ký hằng ngày, viết các ghi chú ngắn,… bằng tiếng nh.

Một số tài liệu có thể sử dụng trong giai đoạn này:

  • Sách 600 Essential Words For TOEIC

  • Sách Collins Work On Your Vocabulary - Elementary A1

  • Sách Collins Work On Your Vocabulary - Pre - Intermediate A2

  • Sách Essential Grammar In Use

  • Sách Giải Thích Ngữ Pháp Tiếng Anh - Mai Lan Hương.

  • Bộ Video hướng dẫn phát âm IPA của anh ngữ Zim

Giai đoạn 2: Tăng tốc

Thời gian: 6 - 7 tháng

Đây là giai đoạn người học tập trung hoàn thiện 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và nâng cao kiến thức của bản thân về ngữ pháp, từ vựng tiếng Anh.

Những việc cần hoàn thành trong giai đoạn này:

Ngữ pháp:

  • Củng cố và nắm vững các kiến thức về 6 thì cơ bản, đồng thời bổ sung kiến thức về những thì còn lại nâng cao trong tiếng anh:

    • Thì hiện tại hoàn thành (present perfect)

    • Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn (present perfect continuous)

    • Thì quá khứ hoàn thành (past perfect)

    • Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn (past perfect continuous)

    • Thì tương lai hoàn thành (future perfect)

    • Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn (future perfect continuous)

  • Nắm được cách dùng câu bị động, các chuyển từ câu chủ động sang câu bị động.

  • Nắm được cấu trúc mệnh đề quan hệ, mệnh đề danh từ.

  • Nắm được các cấu trúc câu điều kiện loại 0,1,2,3, câu điều kiện hỗn hợp.

  • Nắm được cấu trúc câu điều ước.

  • Nắm được cấu trúc mệnh đề quan hệ. Phân biệt mệnh đề quan hệ xác định và mệnh đề quan hệ không xác định.

  • Nắm được cấu trúc câu hỏi đuôi.

Từ vựng:

  • Hiểu và biết cách sử dụng của một số collocations (cụm từ) căn bản.

  • Hiểu, nhớ và có thể sử dụng được các từ trung cấp (phân loại theo chuẩn B1 và B2 theo Cambridge) đa dạng nhiều chủ đề khác nhau.

Kỹ năng nghe:

  • Tập nghe hiểu một cách chi tiết các đoạn văn có độ dài từ ngắn đến trung bình và một số đoạn văn dài có nội dung đơn giản.

  • Tập nghe các tình huống giao tiếp hằng ngày, các podcast,… để tăng khả năng nghe tiếng anh trong môi trường thực tế.

Kỹ năng nói:

  • Tập những đoạn giao tiếp dài trong những tình huống cụ thể.

  • Tập trò chuyện bằng tiếng anh với người khác để nhanh chóng nâng cao khả năng phản xạ tiếng anh.

Kỹ năng đọc:

  • Tập đọc hiểu một cách chi tiết các đoạn văn có độ dài từ ngắn đến trung bình.

  • Tập đọc nắm ý các đoạn văn dài, phức tạp.

Kỹ năng viết:

  • Tập viết những đoạn thư, email .

  • Tập viết những đoạn văn dài trên 250 từ về nhiều chủ đề khác nhau.

Một số tài liệu có thể sử dụng trong giai đoạn này:

  • Longman Preparation Series for the new TOEIC Test Intermediate

  • Sách Collins Work On Your Vocabulary - Intermediate B1

  • Sách Collins Work On Your Vocabulary - Upper Intermediate B2

  • Sách English Grammar In Use

  • Sách Advanced Grammar in Use

Giai đoạn 3: Hoàn thiện

Thời gian: 5 - 6 tháng

Ở giai đoạn này, người học đã có đầy đủ kiến thức căn bản để có thể sử dụng tiếng anh. Vì vậy, trong thời gian này, phụ thuộc vào mục tiêu của người học, người học nên có kế hoạch cho phù hợp.

Ví dụ 1: Mục tiêu thi lấy chứng chỉ.

Nếu mục tiêu của người học là đạt được các chứng chỉ quốc tế như TOEIC, IELTS, trong giai đoạn này, người học nên tiếp tục nâng cao khả năng tiếng anh của bản thân về hướng các từ vựng và ngữ pháp nâng cao. Bên cạnh đó, người học cũng nên tìm hiểu về cấu trúc đề thi để có thể lên kế hoạch ôn luyện phù hợp.

Ví dụ 2: Mục tiêu phục vụ công việc

Nếu mục tiêu của người học là sử dụng tiếng anh phục vụ cho công việc, trong giai đoạn này, người học nên tiếp tục bổ sung các từ vựng chuyên ngành phù hợp với công việc của bản thân.

Tổng kết

Bài viết trên đã cung cấp cho người học lộ trình học tiếng Anh cho người mất gốc một các chi tiết và đầy đủ. Hy vọng người học có thể sử dụng lộ trình này và có cách ôn tập rõ ràng để đạt được mục tiêu mong muốn.

zim.vn