Giáo dục địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa các dân tộc tỉnh Tuyên Quang
 
Tuyên Quang là tỉnh miền núi nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, nơi có 22 dân tộc cùng chung sống. Sự đa dạng, phong phú về văn hóa của các dân tộc được thể hiện qua trang phục, phong tục tập quán, tiếng nói, chữ viết, lời ca tiếng hát và những điệu múa hay tiếng nhạc cụ… Việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc là trách nhiệm chung của toàn xã hội, các tổ chức giáo dục đến cộng đồng dân cư.

Nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, có trách nhiệm với cộng đồng, biết trân trọng và phát huy văn hóa truyền thống quê hương, tại tiết học môn Giáo dục địa phương 8, cô và trò Trường Phổ thông Tuyên Quang đã tổ chức hoạt động “Trình diễn trang phục truyền thống của một số dân tộc ở Tuyên Quang”.

Hoạt động trải nghiệm “Trình diễn trang phục truyền thống của một số dân tộc ở Tuyên Quang”

Việc học về văn hóa dân tộc thiểu số không chỉ là học kiến thức lý thuyết, mà còn là việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp, hiểu biết và tôn trọng đa dạng văn hóa. Trong môn học, học sinh được khuyến khích trải nghiệm và thấu hiểu các giá trị, niềm tự hào và cách sinh sống của các dân tộc khác nhau.

Thông qua hoạt động giáo dục giúp học sinh có cái nhìn tổng quan và sâu sắc hơn về văn hóa tỉnh Tuyên Quang. Từ đó, phát triển tư duy đa văn hóa và kỹ năng giao tiếp hiệu quả của học sinh; giúp xây dựng ý thức cộng đồng, khích lệ học sinh trở thành những công dân có trách nhiệm, biết trân trọng và giữ gìn văn hóa truyền thống của quê hương.

Một số hình ảnh:

Phạm Hương - TSE