Bạn có phù hợp với Ngành Công nghệ thông tin?
 
Hiện nay, ngành Công nghệ thông tin (CNTT) đang là xu hướng phát triển của tương lai. Bởi khi cuộc sống càng hiện đại thì con người càng cần công nghệ và những sản phẩm công nghệ cao. Đó là lý do khiến cho nhu cầu nhân lực ngành này vẫn tiếp tục tăng cao. Vậy với những bạn đang quan tâm đến ngành này đã hiểu được ngành Công nghệ thông tin là gì? Bạn có phù hợp với ngành Công nghệ thông tin? Cùng tham khảo các thông tin trong bài viết này để hiểu rõ hơn về ngành Công nghệ thông tin bạn nhé.

Bạn có phù hợp với ngành Công nghệ thông tin?

Bạn có phù hợp với ngành Công nghệ thông tin?

Công nghệ thông tin là gì?

Công nghệ thông tin được gọi tắt là IT (Information Technology) là một nhánh ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin.

CNTT thường được chia thành 5 chuyên ngành phổ biến, gồm: Khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, hệ thống thông tin, mạng máy tính truyền thông và kỹ thuật phần mềm. Ngành CNTT được ứng dụng trên nhiều lĩnh vực khác nhau từ viễn thông, hàng không, ngân hàng, giải trí cho tới an ninh quốc phòng. Chính điều này lý giải vì sao ngành học này vẫn chưa chịu “hạ nhiệt” suốt hơn hơn thập kỉ qua. 

Học ngành Công nghệ thông tin ra trường có thể làm những gì?

Sau khi tốt nghiệp ngành CNTT, bạn có thể làm việc liên quan đến các lĩnh vực phát triển, sản xuất, lắp ráp, sửa chữa trang thiết bị phần cứng, chuyên thiết kế, triển khai các giải pháp tích hợp về phần cứng và phần mềm và cả những vấn đề về an ninh mạng như virut, hacker,…trong các công ty, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, các tổ chức, hiệp hội, …Ngoài ra, bạn có thể làm chuyên gia IT tự do, làm việc độc lập mà không phải phụ thuộc vào bất kỳ cơ quan, tổ chức nào. Hoặc bạn cũng có thể cùng đồng nghiệp khác thành lập lên một nhóm hay một công ty của riêng mình. Nếu học thêm chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm bạn cũng có thể trở thành giáo viên giảng dạy môn tin học từ cấp tiểu học cho đến THPT.

Những tố chất cần thiết để bạn theo học ngành Công nghệ thông tin

Niềm đam mê: Đây là tố chất quan trọng nhất, bởi nếu bạn chẳng ngại ngần gì khi phải ngồi hàng giờ bên máy vi tính để viết 1 phần mềm, hoàn thiện 1 giải pháp, và càng không ngại ngần khi phải thực hiện lại cả công trình mà bạn đã đổ sức vào đó hàng tháng trời, thì thành công đang chờ đón bạn.

Tính cẩn thận trong công việc: Công việc đòi hỏi độ chính xác cao vì thế chỉ cần bất cẩn trong một dòng mã lệnh lập trình, phân tích một vấn đề không hợp lý hay sơ suất nhỏ trong chế tạo, lắp ráp thiết bị cũng có thể gây ảnh hưởng đến một ứng dụng, chương trình hay cả hệ thống, công ty.

Ham học hỏi, trau dồi kiến thức: Sự thay đổi và phát triển liên tục của công nghệ khiến cho những kiến thức hôm nay có thể ngay ngày mai đã trở lên lỗi thời. Do đó làm việc trong ngành Công nghệ thông tin đòi hỏi bạn cần liên tục trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ để không bị tụt hậu so với thế giới.

Kiên trì, nhẫn nại: Tương tự như tính cẩn thận trong công việc, làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin yêu cầu bạn thường xuyên phải đối mặt với những bài toán hóc búa nên rất cần sự nhẫn nại, kiên trì, chịu khó. Nhẫn nại trong ngành Công nghệ thông tin còn có nghĩa là bạn không dễ dàng bỏ cuộc để tìm ra những giải pháp công nghệ mới dù trước đó bạn đã có thất bại.

Khả năng làm việc theo nhóm: Là một ngành luôn đề cao khả năng làm việc theo nhóm, chính vì thế những người làm việc trong ngành Công nghệ thông tin cần làm việc theo nhóm để giảm bớt gánh nặng và độ phức tạp của công việc, hơn thế, nó còn giúp bạn hoàn thành công việc nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Khả năng ngoại ngữ: Ngành Công nghệ thông tin và mạng Internet mang tính toàn cầu, do đó để trở thành chuyên gia Công nghệ thông tin giỏi, bạn phải khá thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt là kỹ năng đọc hiểu.

Trên đây là những thông tin cơ bản về ngành Công nghệ thông tin mà Trường Đại học Tân Trào muốn cung cấp cho các bạn, tin chắc rằng qua bài viết này các bạn có thể dễ dàng xác định bạn có phù hợp với ngành Công nghệ thông tin không? Từ đó bạn sẽ có những định hướng cụ thể cho tương lai của bản thân. Chúc bạn sớm gặt hái được thành công trong tương lai!

TQU media
EMC Đã kết nối EMC