Khoa Y - Dược trường Đại học Tân Trào - Lựa chọn thông minh và cơ hội việc làm trong tương lai
 
Nắm rõ được xu thế tất yếu và cơ hội việc làm của khối ngành chăm sóc sức khỏe, sau khi được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, ngày 14/05/2019 Hiệu trưởng Trường Đại học Tân Trào đã ra Quyết định thành lập Khoa Y - Dược. Với chức năng đào tạo, liên kết đào tạo trình độ đại học, sau đại học các lĩnh vực thuộc khối ngành chăm sóc sức khỏe và các lĩnh vực có liên quan, Khoa Y – Dược đã nhanh chóng đi vào hoạt động và ngay lập tức thu hút sự quan tâm của không chỉ con em nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang, mà còn thu hút được nhiều sinh viên trong cả nước đến học tập tại trường.

1. Khoa Y - Dược trường Đại học Tân Trào

Nhân loại đã đạt đến một bước ngoặt trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe toàn cầu. Khối ngành chăm sóc sức khỏe vì thế trở thành mối quan tâm của toàn thế giới. Ở Việt Nam, theo dự báo của Cục quản lý Dược, tỷ lệ dược sĩ của nước ta chỉ đạt được 1,19/10.000 dân. Còn theo Tổ chức Y tế Thế giới thì tỷ lệ trung bình của điều dưỡng là 11,4,/10.000 dân. Con số này cho thấy số lượng nhân lực của khối ngành chăm sóc sức khỏe chưa đáp ứng được một nửa so với tỷ lệ trung bình toàn cầu. Nếu theo dự báo đến năm 2030 nguồn nhân lực dược và điều dưỡng tại Việt Nam sẽ thiếu khoảng 40.000 đến 100.000 người thì Việt Nam cần phải quan tâm hơn nữa tới việc tăng cường đầu tư đào dạo nguồn nhân lực cho ngành này. Mặc dù chúng ta đã cố gắng đẩy tỷ lệ việc làm của ngành dược và ngành điều dưỡng lên và thực tế hàng năm vẫn tăng trung bình khoảng 6%, bằng mức trung bình của tất cả các ngành nghề khác, nhưng sự thiếu hụt về nhân lực của ngành dược và ngành điều dưỡng vẫn được đặt ra như một đòi hỏi cấp thiết.

Trường Đại học Tân Trào.

Nắm rõ được xu thế tất yếu và cơ hội việc làm của khối ngành chăm sóc sức khỏe, sau khi được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, ngày 14/05/2019 Hiệu trưởng Trường Đại học Tân Trào đã ra Quyết định số 466/QĐ-ĐHTTr, thành lập Khoa Y – Dược Trường Đại học Tân Trào. Với chức năng đào tạo, liên kết đào tạo trình độ đại học, sau đại học các lĩnh vực thuộc khối ngành chăm sóc sức khỏe và các lĩnh vực có liên quan, Khoa Y – Dược đã nhanh chóng đi vào hoạt động và ngay lập tức thu hút sự quan tâm của không chỉ con em nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang, mà còn thu hút được nhiều sinh viên trong cả nước đến học tập tại trường. Đặc biệt đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng đồng xã hội và nhu cầu thực hành của Khoa Y – Dược, ngày 28/5/2019 Hiệu trưởng Trường Đại học Tân Trào tiếp tục ra Quyết định số 628/QĐ-ĐHTTr về việc thành lập Phòng khám Đa khoa 89, trực thuộc Trường Đại học Tân Trào. Phòng khám có nhiệm vụ khám, chữa bệnh theo nhu cầu của xã hội và tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn và chăm sóc sức khỏe cho cá nhân, đơn vị có nhu cầu. Sự ra đời của hai đơn vị đầy tiềm năng và ý nghĩa này đã đem đến những cống hiến mới và sự phát triển mới cho nhà trường.

Ngoài quyết định đúng đắn trên, sở dĩ Trường đại học Tân Trào những năm gần đây luôn là địa chỉ tin cậy lựa chọn theo học của sinh viên còn vì một lý do quan trọng, đó là chất lượng đào tạo của nhà trường. Yếu tố làm nên chất lượng đầu tiên phải kể đến là đội ngũ. Từ năm 2015 đến năm 2020, nhà trường đã đẩy mạnh công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ, giảng viên. Không chỉ xây dựng kế hoạch, có cơ chế khuyến khích về thời gian, về kinh phí, mà còn tạo mọi điều kiện thuận lợi để cán bộ giảng viên đi học. Kết quả, chỉ sau 5 năm, từ  chỗ có 16 tiến sĩ, 148 thạc sĩ, đang học sau đại học 37 CBGV, đang làm NCS 40, nhà trường đã phấn đấu có 1 PGS, 35 tiến sĩ, 185 thạc sĩ, 52 NCS trong và ngoài nước (dự kiến hết năm 2020 sẽ đạt từ 45-50 tiến sĩ, tăng gần 30 người so với năm 2020, đạt tỷ lệ từ 20% đến 25%).

Không dừng lại ở đó, chất lượng đội ngũ còn được khẳng định bởi số lượng các công trình NCKH. Từ năm 2014 đến nay cán bộ, giảng viên nhà trường đã thực hiện 1.206 công trình khoa học, trong đó 213 đề tài NCKH cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp tỉnh và cấp cơ sở, 99 cuốn sách chuyên khảo, giáo trình và tài liệu tham khảo sử dụng trong giảng dạy và học tập, công bố 815 bài báo khoa học trên các tạp chí khoa học, hội thảo khoa học (trong đó có 79 bài báo công bố trên các tạp chí quốc tế có phản biện và 39 bài công bố trên các tạp chí được xếp trong danh mục ISI, Scopus).

Ngoài ra, sau khi Tạp chí Khoa học Trường Đại học Tân Trào được Bộ Thông tin & Truyền thông cấp phép hoạt động, chỉ sau 6 năm, Tạp chí đã xuất bản được 36 số, trong đó có 02 chuyên ngành là Vật lý, Văn học được Hội đồng Chức danh giáo sư tính 0,5 công trình và ngành Giáo dục học được tính 0,25 điểm. Trong năm tới nhà trường sẽ xin cấp điểm một số ngành thuộc khối Y – Dược.

2. Sự lựa chọn thông minh của người học

Chọn trường Đại học là một quyết định hết sức quan trọng không chỉ với riêng các học sinh mà còn là nỗi băn khoăn của các bậc phụ huynh khi mùa thi sắp về. Chọn được trường vừa sức, đáp ứng được mong ước của học sinh, phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình mà trong trường lại có ngành đang nhiều cơ hội việc làm thì chính là đã giải được bài toán tương lai cho con em mình. Khoa Y – Dược trường Đại học Tân Trào dường như đáp ứng được hết những tiêu chí đặt ra với những ai yêu khối ngành chăm sóc sức khỏe.

Giảng viên khoa Y - Dược Trường Đại học Tân Trào tham gia khóa đào tạo NVSP y học cơ bản
và phương pháp dạy - học lâm sàng cho giảng viên đào tạo y khoa liên tục tại BVĐK Phương Bắc, Tuyên Quang

Ai cũng từng nghe câu nói vui khá phổ biến “Nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách khoa…”, nhưng cũng rất nhiều người chưa hiểu hết giá trị của những ngành được xem là nhất, nhì này. Trong kỳ tuyển sinh 2020, nhiều sinh viên mặc dù mơ ước được học dược, điều dưỡng, những vẫn vu vơ đặt câu hỏi: Em tưởng học dược ra chỉ bán thuốc? Em rất muốn biết học ngành dược và ngành điều dưỡng xong thì sẽ làm việc gì và làm ở những cơ quan nào?

Câu trả lời của các thầy cô giáo Khoa Y - Dược trường Đại học Tân Trào khiến nhiều học sinh ngỡ ngàng và vô cùng hào hứng. Theo đó các dược sĩ sau khi ra trường thường làm những việc sau:

1. Điền đơn thuốc, xác minh hướng dẫn của bác sĩ về lượng thuốc thích hợp để cung cấp cho bệnh nhân;

2. Kiểm tra xem các đơn thuốc có tương tác tiêu cực với các loại thuốc khác mà bệnh nhân đang dùng hoặc bất kỳ tình trạng bệnh lý nào mà bệnh nhân mắc phải không?

3. Hướng dẫn bệnh nhân cách thức và thời điểm dùng thuốc theo chỉ định và thông báo cho họ về các tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc;

4. Tư vấn cho bệnh nhân về các chủ đề sức khỏe chung, chẳng hạn như chế độ ăn uống, tập thể dục và kiểm soát căng thẳng, và về các vấn đề khác, chẳng hạn như thiết bị hoặc vật tư nào sẽ tốt nhất để điều trị một vấn đề sức khỏe;

5. Hoàn thành các mẫu đơn bảo hiểm và làm việc với các công ty bảo hiểm để đảm bảo rằng bệnh nhân nhận được loại thuốc họ cần;

6. Giám sát công việc của kỹ thuật viên dược và dược sĩ trong quá trình đào tạo (sinh viên thực tập);

7. Lưu hồ sơ và làm các công việc hành chính khác;

8. Một số dược sĩ sở hữu hiệu thuốc của họ hoặc quản lý chuỗi nhà thuốc dành thời gian cho các hoạt động kinh doanh, chẳng hạn như quản lý hàng tồn kho.

Với hầu hết các loại thuốc, dược sĩ sử dụng liều lượng tiêu chuẩn của các công ty dược phẩm. Tuy nhiên, một số dược sĩ tạo ra thuốc tùy chỉnh bằng cách tự trộn các thành phần, một quá trình được gọi là hỗn hợ

Và nơi họ có thể đến làm việc gồm:

1. Dược sĩ cộng đồng làm việc trong các cửa hàng bán lẻ như chuỗi cửa hàng thuốc hoặc hiệu thuốc thuộc sở hữu độc lập.

2. Phân phát thuốc cho bệnh nhân và trả lời bất kỳ câu hỏi nào mà bệnh nhân có thể có về đơn thuốc, thuốc không kê đơn hoặc bất kỳ mối quan tâm sức khỏe nào mà bệnh nhân có thể có tại các bệnh viên, phòng khám, trung tâm y tế…

3. Cung cấp một số dịch vụ chăm sóc ban đầu như tiêm phòng cúm tại các trung tâm Vắc xin.

4. Dược sĩ lâm sàng làm việc trong các bệnh viện, phòng khám và các cơ sở chăm sóc sức khỏe khác.

5. Pha chế đơn thuốc, nghiên cứu dược liệu trong các vụ viện, phòng thí nghiệm, Thiết kế hoặc tiến hành các thử nghiệm thuốc lâm sàng và giúp phát triển các loại thuốc mới.

6. Làm việc tại khoa mãn tính (ví dụ như bệnh tiểu đường) có thể tư vấn cho bệnh nhân về cách thức và thời điểm dùng thuốc, đề xuất các lựa chọn thực phẩm lành mạnh và theo dõi lượng đường trong máu của bệnh nhân.

7. Dược sĩ tư vấn tư vấn cho các cơ sở chăm sóc sức khỏe hoặc nhà cung cấp bảo hiểm về việc sử dụng thuốc cho bệnh nhân hoặc cải thiện dịch vụ dược phẩm.

8. Dược sĩ ngành dược còn làm việc trong các lĩnh vực như tiếp thị, bán hàng, hoặc nghiên cứu và phát triển.

9. Dược sĩ sau khi tốt nghiệp tại trường Đại học Tân Trào có thể được giữ lại làm giảng viên của trường.

Còn ngành điều dưỡng -  với vị trí là một trong 10 xu thế ngành hot trên thế giới thì vai trò càng rộng mở hơn. Sinh viên tốt nghiệp ngành Điều dưỡng tại Trường đại học Tân Trào có thể đảm nhận công việc ở rất nhiều vị trí: Điều dưỡng viên tại các bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám, thẩm mỹ, trở thành điều dưỡng trưởng thực hiện vai trò quản lý chăm sóc sức khỏe người bệnh, tự mở các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tư vấn sức khỏe, tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các đơn vị y tế. Tốt nghiệp ngành điều dưỡng  còn có thể là người trực tiếp đón nhận bệnh nhân, làm thủ tục hành chính, nhận định tình trạng bệnh và lên kế hoạch chăm sóc, sau đó hỗ trợ bác sĩ khi cần thiết, giúp bệnh nhân ổn định tinh thần và thể lực khi điều trị….

Ngoài việc làm trong nước, hàng năm Bộ Lao động Thương Binh Xã hội theo chương trình liên kết đã tuyển hàng nghìn điều dưỡng viên đi các nước như Đức, Nhật với mức lương rất cao và chế độ đãi ngộ tốt. Nhiều tổ chức còn đài thọ học miễn phí toàn bộ chi phí ăn ở cho sinh viên để bồ dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ sau đó làm việc cho họ.

Mặc dù mới thành lập, nhưng Khoa Y - Dược trường đại học Tân Trào đang từng bước vững chắc khẳng định vị thế và sự thu hút của mình với học sinh tỉnh Tuyên Quang và học sinh cả nước. Chắc chắn trong nhiều năm tới, đây sẽ là địa chỉ tin cậy của đông đảo học sinh, sinh viên đến học tập tại trường. Chọn ngành hay chọn trường cũng đều nhằm một mục đích là tìm kiếm một cơ hội làm việc và phát triển trong tương lai. Khoa Y - Dược Trường đại học Tân Trào cam kết trao cho các em chất lượng để phát triển và Hội nhập trong tương lai xa.

TS. Trần Thị Lệ Thanh - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tân Trào