Tuyên Quang kích cầu du lịch – cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên ngành Du lịch lữ hành Trường Đại học Tân Trào
 
Có thể thấy, trong những năm gần đây, tỉnh Tuyên Quang rất chú trọng phát triển du lịch. Việc ngành du lịch trong tỉnh phát triển sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên Khoa Văn hóa - Du lịch của Trường.

Để khai thác hiệu quả những tiềm năng du lịch tỉnh sẵn có, trong nhiều nhiệm kỳ đại hội, Đảng bộ tỉnh đã xác định, du lịch là khâu đột phá, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng. UBND tỉnh đã hoàn thành quy hoạch các khu du lịch và một số điểm du lịch trên địa bàn; Các ngành chức năng của tỉnh đã đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu các sản phẩm du lịch. Hạ tầng du lịch được quan tâm đầu tư, với hệ thống giao thông từng bước được kết nối đến các khu, điểm du lịch; hình thành 385 cơ sở lưu trú và 220 cơ sở ăn uống nhà hàng, từng bước đáp ứng được yêu cầu của du khách. Tỉnh cũng đã thu hút được một số tập đoàn đứng đầu cả nước đầu tư vào lĩnh vực du lịch như Tập đoàn VinGroup, SunGroup, FLC đầu tư xây dựng các khu du lịch có quy mô lớn. Tăng trưởng du lịch bình quân 4,85%/năm; trong cả giai đoạn 2016 - 2020 thu hút trên 8,4 triệu lượt khách du lịch, tổng thu xã hội đạt trên 7 nghìn tỷ đồng.

Tiềm năng du lịch của tỉnh từng bước được phát huy, từ một tỉnh chưa được nhiều khách du lịch biết đến thì nay, nhiều tour đã được các công ty du lịch kết nối, đưa khách về Tuyên Quang thăm khu du lịch Tân Trào, suối khoáng Mỹ Lâm, hồ sinh thái Na Hang, mùa hoa Lê Hồng Thái....

Hiện nay Tỉnh tiếp tục thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển Khu du lịch Suối khoáng Mỹ Lâm mang tầm cỡ quốc tế; phát triển thương hiệu Khu danh thắng Quốc gia đặc biệt Na Hang - Lâm Bình; xây dựng Khu du lịch Tân Trào cơ bản đáp ứng các tiêu chí khu du lịch Quốc gia; xây dựng Lễ hội Thành Tuyên là sản phẩm du lịch mang thương hiệu Quốc gia; Lễ hội đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La là sản phẩm du lịch tâm linh mang thương hiệu khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc. Tỉnh phấn đấu đến năm 2025 đón 2,6 triệu lượt khách, doanh thu xã hội từ du lịch đạt 3 nghìn tỷ đồng; đến năm 2030 đón 3,2 triệu lượt khách, doanh thu xã hội từ du lịch đạt 4 nghìn tỷ đồng. Tỉnh tiếp tục phát triển các mặt hàng lưu niệm gắn với nâng tầm các sản phẩm OCOP đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách.      

Với những định hướng phát triển du lịch trở thành thế mạnh của tỉnh trong thời gian tới thì cơ hội việc làm với các bạn sinh viên ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành Trường Đại học Tân Trào là rất rộng mở.

Khoa văn hóa du lịch Trường Đại học Tân Trào hiện đang đào tạo Đại học ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành trong đó có 3 chuyên ngành là Quản trị Khách sạn, Quản trị Lữ hành, Quản trị Sự kiện; Ngành Quản lý văn hóa trong đó có 3 chuyền ngành: Quản lý Mỹ thuật - Quảng cáo, Quản lý hoạt động Âm nhạc, Quản lý Nghệ thuật; bên cạnh đó Khoa còn đào tạo đại học liên thông hệ VHVL ngành Quản lý văn hóa, Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành.

Khoa hiện có gần 100 giảng viên cơ hữu trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ và Phó giáo sư, khoa còn mời nhiều GS, PGS, Tiến sĩ, Thạc sĩ từ các khoa khác trong Trường và từ nhiều trường Đại học, Viện nghiên cứu và cán bộ quản lý của các doanh nghiệp du lịch hàng đầu trên cả nước tham gia hợp tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Đặc biệt, PGS.TS Phạm Hồng Long - Trưởng khoa Du lịch Trường ĐHKHXH&NV - Chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực du lịch Việt Nam hiện là chuyên gia cao cấp cho Khoa; TS. MC Lê Anh - Trưởng bộ môn Sự kiện Khoa Du lịch Trường ĐHKHXH&NV, MC truyền hình - sự kiện, MC tại VTV3 Đài truyền hình Việt Nam là giảng viên thình giảng của Khoa; Sinh viên của khoa cũng thường xuyên được khoa tổ chức cho các chuyến đi học tập thực tế để mỗi sinh viên luôn tự tin với nghề ngay say khi tốt nghiệp.  

Sinh viên lớp Đại học Quản trị Dịch vụ du lịch và Lữ hành (khóa 2018 - 2022) học tập thực tế

tại Cao nguyên Đá Đồng Văn 

TS. Hà Thúy Mai – Phó trưởng (phụ trách) Khoa Văn hóa – Du lịch Trường Đại học Tân Trào cho biết: "Tỉnh Tuyên Quang nói riêng và trên cả nước nói chung hiện nay đang vào mùa du lịch do đó nhu cầu về nguồn nhân lực rất lớn, đã tạo ra cơn khát nguồn nhân lực về du lịch. Sinh viên của Khoa ngay từ năm thứ nhất đã tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế; Sinh viên năm hai đã đi làm thêm đúng chuyên ngành của mình với mức thu nhập cao tại các công ty du lịch lữ hành như: Công ty Du lịch Hoàng Gia, công ty Kỹ năng sống Tuệ Minh, công ty Du lịch Cô Sơn Nữ... 100% sinh viên năm cuối của Khoa hiện đã có việc làm tại các công ty du lịch nổi tiếng, các bạn sinh viên đã có cơ hội lựa chọn các công ty có mức thu nhập cao nhất để vào làm việc. Đặc biệt, Khoa còn nhận được lời mời của các công ty du lịch họ sẵn sàng tiếp nhận toàn bộ sinh viên của Khoa ngay sau khi tốt nghiệp." 

Ông Nguyễn Trọng Thể - Giám đốc công ty Du lịch Hoàng Gia tỉnh Tuyên Quang cho hay: "Sinh viên khoa Văn hóa Du lịch Trường Đại học Tân Trào có trình độ chuyên môn nghiệp vụ rất chắc, trước đây chúng tôi thường phải tìm nguồn nhân lực từ Hà Nội đến làm cho công ty nhưng khi biết đến sinh viên Khoa VHDL Trường Đại học Tân Trào và tuyển dụng các bạn, qua quá trình làm việc tôi thấy các bạn sinh viên của Khoa đã đáp ứng được tốt các yêu cầu trong công việc, sự nhanh nhẹn, năng động, tự tin, nhiệt tình đã mang lại hiệu quả công việc cao. Trong thời gian tới, sau khi các bạn sinh viên đã tốt nghiệp, công ty chúng tôi mong muốn được tuyển các bạn vào làm việc chính thức tại công ty."

PGS.TS Phạm Hồng Long - Trưởng khoa Du lịch Trường ĐHKHXH&NV - Chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực du lịch Việt Nam, chuyên gia cao cấp, giảng viên thỉnh giảng của khoa giảng dạy học phần "Tổ chức và quản lý du lịch cộng đồng" cho sinh viên lớp Đại học Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành

TS.Trịnh Lê Anh, MC các sự kiện lớn được nhiều khán giả yêu thích và là Biên tập viên chương tình VTV giảng dạy thực hành học phần Diễn giảng công cộng cho các bạn sinh viên Đại học Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành chuyên ngành Quản trị Lữ hành 

Sinh viên lớp Đại học Quản trị Dịch vụ du lịch và Lữ hành khóa I học tập thực tế tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên và thị xã Sapa - tỉnh Lào Cai

CLB Truyền thông